fbpx

Bật mí cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng online hiệu quả 2024

Tiếp cận khách hàng tiềm năng luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nhưng đây lại là nhiệm vụ không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới, chưa có tên tuổi và không được nhiều người biết đến. Khi mới kinh doanh online, chắc hẳn nhiều nhà bán hàng không khỏi đau đầu về việc làm sao để shop được nhiều người biết đến, hay làm thế nào để biến “người qua đường” trở thành khách hàng tiềm năng? Thấu hiểu điều này, XSale chia sẻ đến bạn trong bài viết này các cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng online mà nhiều shop đã áp dụng hiệu quả.

Các kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng online dễ dàng nhất

Website công ty

Website chính của doanh nghiệp là nơi khách hàng tiềm năng tìm đến đầu tiên để có cái nhìn sơ qua về sản phẩm, dịch vụ và thông tin liên quan đến thương hiệu. Thông qua trang web, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu, cung cấp thông tin chi tiết để người dùng hiểu hơn về những giá trị mà mình mang lại.

Website công ty

Ngoài việc xây dựng website, doanh nghiệp cũng cần sử dụng các từ khóa phù hợp và áp dụng phương pháp SEO (Search Engine Optimization) hiệu quả để tối ưu hóa hiển thị kết quả tìm kiếm.

Mạng xã hội

Các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram hay các nền tảng chia sẻ video như Youtube, TikTok là những kênh chiếm nhiều thời gian truy cập trong ngày của đối tượng khách hàng tiềm năng của bất cứ ngành hàng nào. Họ truy cập và tương tác mỗi ngày với bạn bè, người thân, đồng thời cập nhật tin tức về những vấn đề họ quan tâm. Đặc điểm của những kênh này là khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, cho phép tương tác trực tiếp, và có thể xây dựng cộng đồng trực tuyến.

Mạng xã hội

Các hội nhóm, cộng đồng trên các nền tảng này là nơi khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp thảo luận, đặt câu hỏi, và chia sẻ ý kiến. Tự xây dựng một hội nhóm riêng hoặc tham gia vào các cộng đồng có sẵn có thể giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng tiềm năng và tạo ra dấu ấn trong lòng họ về hình ảnh thương hiệu, từ đó thúc đẩy sự cân nhắc trong quá trình mua hàng.

Quảng cáo trực tuyến

Cùng với sự phát triển của internet và mức độ tiêu thụ thông tin trực tuyến ngày càng tăng, quảng cáo trực tuyến mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội tìm kiếm và tiếp cận với khách hàng tiềm năng online, từ đó ghi nhận doanh thu có sự tăng trưởng. Theo khảo sát của Think with Google, 93% người tiêu dùng cho biết họ đã mua hàng từ một doanh nghiệp sau khi xem quảng cáo trực tuyến.

Quảng cáo trực tuyến

Các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads, Instagram Ads,… Việc này giúp tăng xác suất doanh nghiệp xuất hiện trước mắt khách hàng tiềm năng khi họ thực hiện các hoạt động tìm kiếm hoặc duyệt web hàng ngày.

Email marketing

Kênh email marketing là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để tìm kiếm và tương tác với khách hàng tiềm năng online. Thông qua thông tin về khách hàng thu thập được từ những kênh trên, doanh nghiệp có thể gửi những thông báo về các ưu đãi đặc biệt, khuyến mãi và thông tin giáo dục bổ ích đến họ. Việc xây dựng danh sách email chất lượng giúp tạo ra một cộng đồng trực tuyến của những người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Qua từng chiến dịch email marketing, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, tăng sự tin tưởng và sự nhận thức về thương hiệu.

Email marketing

Đặc biệt, khả năng theo dõi và phân tích dữ liệu trong email marketing giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và mối bận tâm của họ. Việc này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị, hướng đến việc cung cấp giá trị đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp và người tiêu dùng trên nền tảng trực tuyến. Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, và Tiki không chỉ cung cấp một nền tảng mua sắm thuận tiện mà còn là cơ hội tuyệt vời cho doanh nghiệp “khai phá” thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới. Việc tham gia vào các sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi và tăng cơ hội tiếp cận với hàng triệu người tiêu dùng đang ngày đêm mua sắm trên nền tảng này.

Sàn thương mại điện tử

Cách tìm kiếm khách hàng online hiệu quả doanh nghiệp phải biết

Sau khi đã xác định được khách hàng tiềm năng của mình xuất hiện trên những nền tảng nào (lời khuyên của XSale là bạn không nên bỏ qua bất cứ kênh nào) thì bước tiếp theo chính là lập một kế hoạch toàn diện để tìm kiếm và tiếp cận đối tượng khách hàng đó. Hãy tham khảo ngay các cách tìm kiếm khách hàng online dưới đây.

Xây dựng kênh trên mọi nền tảng online

Khách hàng có thể xuất hiện ở trên mọi nền tảng trực tuyến kể trên. Không khó để bạn bắt gặp được một vị khách đang tìm hiểu thông tin sản phẩm ở trên trang web, sau đó lại tiến hành đặt hàng trên sàn thương mại điện tử. Để không bỏ lỡ cơ hội tìm kiếm và tiếp cận được đến số lượng khách hàng tiềm năng lớn như vậy, mọi doanh nghiệp cũng cần phải “xuất hiện” ở tất cả những nền tảng online đó.

Xây dựng các nền tảng online xuất hiện khách hàng tiềm năng

Trước tiên, doanh nghiệp cần xây dựng các kênh riêng một cách có chiến lược, với các mục tiêu, nội dung và cách thức phân phối nội dung đó đã được phân tích kĩ lưỡng. Doanh nghiệp cũng cần thường xuyên tương tác với khách hàng tiềm năng trên các kênh truyền thông xã hội. Điều này giúp hình thành mối quan hệ với khách hàng và tăng khả năng chuyển đổi họ thành những người mua hàng trung thành. Hiện nay đã có rất nhiều công cụ hiện đại ra đời, ví dụ như phần mềm chatbot, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công việc này một cách đơn giản và dễ dàng, mà không cần tốn nhiều công sức và tiền bạc đầu tư cho đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp.

Ngoài ra, nhiều khách hàng thường xuyên tìm kiếm và nghiên cứu về sản phẩm từ những hội nhóm hay cộng đồng online, lắng nghe trải nghiệm thật từ những người đã sử dụng sản phẩm. Bằng cách xây dựng cộng đồng trên các nền tảng online với những nội dung thật hấp dẫn và có giá trị, doanh nghiệp có thể tiếp cận rất nhiều khách hàng tiềm năng mới.

Chạy quảng cáo trả tiền

Sử dụng quảng cáo trả tiền như Google Ads, booking PR (báo, TV, booking bài viết/ video của KOL, KOC…), quảng cáo trên các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok…), quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki,…) là một trong những phương thức tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng online hiệu quả hàng đầu hiện nay. Quảng cáo trả tiền cho phép thương hiệu truyền tải những thông điệp và hình ảnh cụ thể đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng đã xác định. Thông qua việc tận dụng quảng cáo, thương hiệu có thể tăng khả năng nhận diện, tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng.

Chạy quảng cáo trả tiền

Tuy nhiên, việc sử dụng quảng cáo trả tiền để tìm kiếm khách hàng chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng. Những doanh nghiệp nào đã chạy quảng cáo rồi chắc chắn không còn lạ gì câu chuyện chi phí đầu tư quảng cáo cao, chạy quảng cáo tiếp cận sai đối tượng khách hàng, hay phải cạnh tranh với vô vàn thương hiệu khác… Do đó, bạn cần có một chiến lược quảng cáo bài bản, đồng thời phải thường xuyên theo dõi và tối ưu khi cần để đảm bảo tối đa hiệu quả của quảng cáo cũng như tránh lãng phí ngân sách.

Xây dựng chiến lược SEO website

Các chiến dịch SEO cũng cho phép bạn tiếp cận được những khách hàng đang có nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp bạn thông qua việc xuất hiện ở thứ hạng cao trên thanh công cụ tìm kiếm, cụ thể là sau khi khách hàng đã nhập một từ khóa bất kỳ.

Xây dựng chiến lược SEO website

Đây là một cách làm đòi hỏi bạn phải đầu tư thời gian, công sức và tốn một khoản kinh phí không nhỏ để có một chiến lược và đội ngũ SEO hoàn chỉnh, có khả năng cạnh tranh với những doanh nghiệp cùng ngành hàng khác cũng đang làm SEO mạnh. Nhưng một khi từ khóa về sản phẩm hay dịch vụ của bạn đã lên top đầu trên trang tìm kiếm Google thì kết quả mang lại sẽ là số lượng khách hàng quan tâm đông đảo hơn, kéo theo đó là doanh số bán hàng có cơ hội tăng cao.

Tạo chương trình giới thiệu

Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt, việc thành công tiếp cận được khách hàng mới tốn của doanh nghiệp rất nhiều công sức. Vậy tại sao không để những khách hàng hài lòng hiện tại làm phần việc khó khăn này thay bạn? Họ đã có trải nghiệm với sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp, biết những khách hàng có nhiều khả năng mua hàng và những vấn đề họ cần được tư vấn trước trên hành trình mua hàng,…

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng_Tạo chương trình giới thiệu

Xây dựng chương trình tiếp thị giới thiệu khách hàng như vậy không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tìm kiếm và chuyển đổi khách hàng mới mà còn thúc đẩy mối quan hệ giữa khách hàng hiện tại và thương hiệu trở nên gắn bó hơn. Doanh nghiệp có thể thực hiện bằng nhiều cách như tặng thẻ quà tặng, cung cấp voucher giảm giá tích luỹ hoặc chiết khấu phần trăm hoa hồng cho khách hàng hiện tại mỗi khi họ thành công giới thiệu một khách hàng mới.

Hợp tác với người có tầm ảnh hưởng

Một trong những phương pháp tìm kiếm, nhận dạng khách hàng tiềm năng online hiệu quả, mặc dù đòi hỏi chi phí không hề nhỏ, chính là thông qua việc hợp tác với các chuyên gia ảnh hưởng (KOLs) và những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng (KOCs).

Tìm kiếm khách hàng tiền năng_Hợp tác với người có tầm ảnh hưởng

Theo báo cáo của Influencer Marketing Hub, 78% người tiêu dùng cho biết họ đã tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ mới thông qua nội dung do KOLs tạo ra. Nghiên cứu của Nielsen cũng chỉ ra rằng, 66% người tiêu dùng cho biết họ đã mua hàng từ một thương hiệu mới sau khi xem nội dung do KOLs tạo ra. Việc hợp tác với KOLs hay KOCs có hình ảnh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đến một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng chính là cộng đồng những người theo dõi KOLs hay KOCs đó. Bởi tâm lý chung của khách hàng sẽ có sự tin tưởng nhất định đến các sản phẩm/dịch vụ mà KOLs giới thiệu và quảng cáo.

Để có được hiệu quả cao nhất từ ​​việc kết hợp với KOLs và KOCs, doanh nghiệp cần:

  • Chọn KOLs hoặc KOCs phù hợp với thương hiệu và đối tượng mục tiêu mới
  • Xây dựng mối quan hệ hợp tác có ý nghĩa
  • Theo dõi và phân tích kết quả

Tài trợ hoặc tham dự sự kiện

Tài trợ và tham gia các sự kiện offline là một trong những cách để thương hiệu quảng bá đến những đối tượng thật sự quan tâm đến sản phẩm mà doanh nghiệp đang tiếp thị. Khi xuất hiện ở những sự kiện như vậy, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh độ nhận diện thương hiệu và nâng cao uy tín trong mắt khách hàng.

Tùy thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh, bạn có thể lựa chọn tài trợ các sự kiện như: triển lãm, hội nghị, sự kiện từ thiện, buổi giao lưu chia sẻ, workshop,… để tiếp cận và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nếu những ấn tượng bạn để lại là đủ mạnh mẽ, khách hàng tiềm năng có khả năng sẽ tìm kiếm kĩ hơn về doanh nghiệp bạn qua các kênh online.

Tìm kiếm khách hàng tiền năng_tài trợ và tham gia sự kiện

Để tham gia các sự kiện hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định các sự kiện phù hợp với đối tượng mục tiêu của mình. Doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị nội dung và tài liệu giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Lời kết

Trên đây chính là tất cả những thông tin mà XSale muốn chia sẻ đến bạn, hy vọng có thể giúp ích cho bạn và doanh nghiệp của mình trong việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng qua các nền tảng online một cách hiệu quả hơn. Nếu bạn còn gặp bất cứ thắc mắc gì hay không biết triển khai các cách đã nêu trong bài như thế nào, đừng ngại liên hệ ngay với XSale để được hỗ trợ và hướng dẫn kĩ càng hơn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Kiều Hà
Kiều Hà
Chuyên gia tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Chia sẻ:
XSale - Phần mềm quản lý bán hàng online toàn diện với 50.000 doanh nghiệp đang sử dụng.