Để khai thác được những điểm mạnh và cơ hội của sàn thương mại điện tử Shopee, bạn cần áp dụng các kinh nghiệm và chiến lược bán hàng phù hợp. Hãy cùng XSale tìm hiểu về kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hiệu quả, hỗ trợ nhà bán hàng nâng cao doanh số bán và xây dựng hình ảnh, uy tín cho thương hiệu.
Mục lục
Tại sao bạn nên bán hàng trên Shopee?
Trong số những sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam hiện nay, Shopee là cái tên chiếm nhiều thị phần nhất với số lượng nhà bán hàng và người dùng đông đảo. Hãy cùng tìm hiểu ngay những lý do mà bạn nên bắt đầu bán hàng trên Shopee nhé!
Shopee là sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam
Theo báo cáo thị trường sàn thương mại điện tử của Metric VN năm 2023, Shopee vẫn dẫn đầu về doanh thu so với 4 sàn còn lại (Tiktok Shop, Lazada, Tiki, Sendo). Cụ thể, Shopee đạt doanh thu 43.713 tỷ đồng và đã có 459.147 nghìn sản phẩm được bán ra trong quý IV/2023.
Chính vì vậy, thực tế cho thấy rằng, Shopee mang lại cơ hội kinh doanh lớn cho nhà bán hàng, giúp chủ shop có được nguồn khách hàng tiềm năng và thu lợi nhuận ổn định. Đồng thời, với vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp TMĐT hàng đầu Việt Nam, Shopee thể hiện sự uy tín và tạo dựng được niềm tin và sự trung thành đối với người dùng.
Giao diện thân thiện và dễ sử dụng
Shopee được đánh giá là có giao diện thân thiện và dễ sử dụng. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, duyệt qua các danh mục, và thực hiện các thao tác mua hàng mà không gặp quá nhiều khó khăn. Giao diện của Shopee được thiết kế một cách trực quan, với các biểu tượng và nút chức năng rõ ràng, giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tương tác với nền tảng.
Ngoài ra, Shopee cũng cung cấp các tính năng hữu ích như chức năng đánh giá và nhận xét sản phẩm, hiển thị các thông tin chi tiết và hình ảnh rõ ràng về sản phẩm, cũng như hỗ trợ thanh toán và vận chuyển thuận tiện.
Đăng ký bán hàng miễn phí
Quy trình đăng ký bán hàng trên Shopee không có gì quá phức tạp, không cần phải qua nhiều khâu kiểm duyệt phiền hà, mất thời gian. Các bước bao gồm đăng ký bán hàng trên Shopee, tạo gian hàng, chụp hình, viết mô tả, nhập giá thành và số lượng hàng trong kho hiện có và cuối cùng là đăng bán là xong. Đồng thời, việc đăng ký tài khoản bán hàng trên Shopee là hoàn toàn miễn phí.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đăng sản phẩm trên Shopee từ A – Z
Thường xuyên hỗ trợ quảng cáo dành cho kênh người bán
Shopee được đánh giá cao về các chương trình khuyến mãi của mình. Các chương trình khuyến mãi của Shopee được xem là một trong những công cụ hữu ích giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động tiếp thị và bán hàng của các shop trên Shopee. Shopee cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi khác nhau để thu hút nhiều người mua hơn với các ưu đãi hấp dẫn.
Vào mỗi tháng, Shopee thường triển khai các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách như sau:
- Sale đầu tháng: Thường diễn ra vào ngày đầu tháng, ví dụ: 1/1, 2/2, 3/3, 4/4…
- Sale giữa tháng: Thường diễn ra vào ngày 15 hàng tháng, ví dụ: 15/2, 15/3, 15/4…
- Sale cuối tháng: Thường diễn ra vào ngày 25 hoặc 27 hàng tháng, ví dụ: 25/2, 27/3…
Ngoài ra, Shopee còn có các chương trình khuyến mãi khác như:
- Mã giảm giá chương trình của Shopee
- Các công cụ Marketing của Shop: Mua kèm deal sốc, Combo khuyến mãi, Flash sale của Shop, Ưu đãi Follower, Mã giảm giá của tôi, Chương trình của tôi
Trong những đợt khuyến mại này, nhà bán hàng có thể tận dụng thời điểm để triển khai các chương trình sales hấp dẫn nhằm thu hút được nhiều khách hàng mới, từ đó tăng doanh thu bán hàng.
Một số kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hiệu quả
Làm sao để bán hàng hiệu quả trên Shopee? Dưới đây là một số kinh nghiệm bán hàng trên Shopee giúp nhà bán hàng bứt phá doanh thu mà XSale đã tổng hợp cho bạn:
Lựa chọn sản phẩm và chiến lược bán hàng phù hợp
Thông thường, để bán hàng trên Shopee hiệu quả, nhà bán hàng có thể lựa chọn 1 trong 2 nhóm sản phẩm dưới đây:
- Sản phẩm phổ thông: Bao gồm các sản phẩm phổ biến như đồ da dụng, thời trang,… Nhà bán hàng nên lựa chọn các mặt hàng có tính mùa vụ thấp và có nhu cầu sử dụng lớn. Tuy nhiên, khi lựa chọn kinh doanh nhóm sản phẩm này, bạn cần phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Chính vì vậy, nhà bán hàng cần phải có nhiều vốn để nhập hàng với số lượng lớn và bán với mức giá ưu đãi, mặc dù thu được lãi ít nhưng sẽ có thể bán được số lượng lớn.
- Sản phẩm ngách: Bao gồm các sản phẩm không có nhiều người bán và khả năng cạnh tranh về giá thấp hơn. Đối với nhóm sản phẩm này, nhà bán hàng có thể khai thác và tập trung vào một tệp khách hàng cụ thể nào đó như quần áo cho người béo, đồ làm bánh,… Với nhu cầu quy mô nhỏ, bạn không cần nhập hàng với số lượng lớn, không phải lo lắng về việc hàng tồn kho và số vốn ban đầu cũng ít. Tuy nhiên, để thành công trong việc bán hàng trên Shopee với các mặt hàng như vậy, bạn cần hiểu rõ về sản phẩm và đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến.
Đầu tư vào việc tạo hình ảnh thu hút
Hình ảnh thu hút sẽ làm nổi bật sản phẩm của cửa hàng trong một môi trường cạnh tranh. Khách hàng có thể sẽ chú ý và dành sự quan tâm đến sản phẩm của cửa hàng hơn khi hình ảnh sản phẩm được thiết kế hấp dẫn và chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, hình ảnh thu hút cũng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy khi tìm kiếm sản phẩm. Nếu hình ảnh không thu hút, khách hàng có thể không tiếp tục khám phá và mua hàng. Một hình ảnh tốt giúp tạo ấn tượng tích cực từ đầu và tăng khả năng khách hàng tiềm năng lựa chọn sản phẩm của bạn.
Mô tả sản phẩm chi tiết và hấp dẫn
Bên cạnh việc đầu tư vào hình ảnh, nhà bán hàng nên viết mô tả sản phẩm sao cho thật ngắn gọn, đầy đủ các thông tin cần thiết về sản phẩm như nguồn gốc, chất liệu, màu sắc, kích cỡ, giá cả, tình trạng hàng trong kho,… Mô tả chi tiết giúp khách hàng, dù không được trực tiếp cảm nhận sản phẩm, vẫn có thể hiểu rõ về các đặc điểm, chức năng và lợi ích của sản phẩm. Thông qua việc cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy, nhà bán hàng có thể xây dựng lòng tin với khách hàng và giúp họ đưa ra quyết định mua hàng thông thái.
Ngoài ra, Shopee còn cung cấp một số gợi ý khi đặt tiêu đề cho sản phẩm, ví dụ như “Giá Hủy Diệt”, “Sale Sập Sàn”, “100% Chính Hãng”, để giúp khách hàng có niềm tin và lựa chọn mặt hàng của bạn nhiều hơn.
Đảm bảo tỷ lệ phản hồi tích cực cho gian hàng online
Chỉ số đánh giá là một yếu tố quan trọng hàng đầu mà khách hàng sẽ luôn xem xét và cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm, đặc biệt trong bối cảnh có rất nhiều doanh nghiệp cùng bán một loại sản phẩm trên Shopee. Thông thường, chỉ số đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- Số lượng lượt mua.
- Tỷ lệ phản hồi thông qua tin nhắn và thời gian phản hồi.
- Sự ấn tượng từ video/hình ảnh.
- Các đánh giá 5 sao hoặc yêu thích từ khách hàng về sản phẩm.
Để nâng cao các chỉ số đánh giá của cửa hàng và giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn khi mua hàng, bạn nên tương tác thường xuyên với khách hàng, chủ động đề xuất và tư vấn giúp khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời hơn khi mua sắm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù cửa hàng có chất lượng sản phẩm và tư vấn khách hàng tốt nhưng shop vẫn nhận được nhiều đánh giá tệ, vô lý, nhà bán hàng cần giữ bình tĩnh, đảm bảo tính chuyên nghiệp và không phản ứng một cách tiêu cực. Đồng thời, Shop nên trả lời một cách lịch sự và tận tâm để xử lý các vấn đề mà khách hàng đưa ra.
Thường xuyên chăm sóc khách hàng
Việc chăm sóc khách hàng thường xuyên giúp xây dựng lòng tin và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy được quan tâm và chăm sóc, họ sẽ có động lực để tiếp tục mua hàng từ nhà bán hàng của bạn.
- Nhà bán hàng cần phân bổ nhân sự hợp lý, thường xuyên theo dõi, xử lý các thắc mắc của khách hàng.
- Thường xuyên đề xuất, tư vấn và lắng nghe khách hàng trong quá trình chốt đơn hàng.
- Cửa hàng cần có quy trình đổi trả hàng hóa khi sản phẩm có lỗi hoặc sai mẫu mã.
- Theo dõi trạng thái các đơn hàng và cần liên hệ ngay với đơn vị vận chuyển nếu đơn hàng bị chậm trễ.
Kiểm tra và đóng gói hàng hóa cẩn thận
Kiểm tra và đóng gói hàng hóa cẩn thận cũng như tuân thủ các quy định vận chuyển giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, và tạo trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng.
Các bước đóng gói cơ bản bao gồm khi bán hàng trên nền tảng Shopee bao gồm:
- Bước 1: Cố định nắp hàng hóa bằng 2-3 lớp băng keo, đồng thời quấn xốp bong bóng và xốp dày đủ cả 6 mặt sản phẩm.
- Bước 2: Chèn kín các khe hở giữa các sản phẩm/hàng hóa và thùng carton bằng mút xốp.
- Bước 3: Sử dụng băng keo để dán kín thùng carton.
- Bước 4: Bên ngoài thùng carton cần dán phiếu giao hàng hoặc viết tay mã vận đơn (tùy yêu cầu của từng đơn vị vận chuyển).
Tuy nhiên, đối với các nhóm sản phẩm khác nhau sẽ có các yêu cầu đóng gói chi tiết khác nhau.
Tuân thủ các nguyên tắc bán hàng của Shopee
Để đảm bảo một trải nghiệm bán hàng thuận lợi và bền vững trên Shopee, người dùng cần nắm rõ và tuân thủ các chính sách được quy định bởi Shopee.
Việc tìm hiểu và tuân thủ chính sách của Shopee là rất quan trọng để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình kinh doanh trên nền tảng này. Shopee có chính sách chặt chẽ để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm như vậy. Nếu người dùng vi phạm, tài khoản bán hàng có thể bị vô hiệu hóa vĩnh viễn, đồng nghĩa với việc không thể tiếp tục kinh doanh trên Shopee. Thực hiện các hành vi vi phạm như tạo tài khoản giả mạo, tự mua hàng và đánh giá không chỉ là vi phạm chính sách của Shopee mà còn ảnh hưởng đến uy tín và lòng tin của khách hàng.
Lời kết
Tóm lại, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hiệu quả, đã được nhiều nhà bán hàng ứng dụng. Mong rằng với những thông tin chia sẻ từ XSale, các nhà bán hàng sẽ có thêm kiến thức hữu ích để phát triển công việc bán hàng của mình trên sàn thương mại điện tử Shopee một cách tốt hơn.
Xem thêm: Top 11 phần mềm quản lý bán hàng Shopee miễn phí & tốt nhất