fbpx

Cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chính xác nhất

Khái niệm và vai trò của việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Đồng thời, bạn cần thực hiện việc trích lập ở mức nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì?

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì?

Dựa vào văn bản pháp luật về kế toán

  • Căn cứ vào chuẩn mực kế toán Việt Nam 02:

Doanh nghiệp cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc.

  • Căn cứ vào thông tư số 200/2014/TT-BTC:

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một khoản dự phòng được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho suy giảm so với giá gốc.

Dựa vào văn bản pháp luật về thuế

Dựa vào thông tư số 48/2019/TT-BTC, Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một khoản dự phòng được lập khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được dưới mức giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.

Kết luận:

Hai văn bản pháp luật về kế toán và thuế liên quan đến dự phòng giảm giá hàng tồn kho đều có kết luận chung rằng dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ được lập khi:

Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho < Giá gốc hàng tồn kho.

Dựa vào việc tuân thủ nguyên tắc của công tác kế toán, việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được. Nguyên tắc này đảm bảo rằng giá trị tài sản không được ghi nhận lớn hơn giá trị thực hiện được từ việc bán hoặc sử dụng tài sản đó.

Tại sao doanh nghiệp cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho?

Để làm rõ cơ sở của nghiệp vụ này,  chúng ta cần hiểu về quy trình để xác định giá trị hàng tồn kho.

Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02), hàng tồn kho thường được tính theo giá gốc, bao gồm toàn bộ giá mua và các loại chi phí phát sinh khác, nhằm bao quát giá trị hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng hoặc lưu kho, giá trị hàng tồn kho có thể sẽ giảm xuống so với giá trị gốc ban đầu do nhiều nguyên nhân như cung lớn hơn cầu, sự lỗi thời, hàng lỗi, sự sụt giá lớn trên thị trường và các yếu tố khác.

Tại sao doanh nghiệp cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho?

Điều này có nghĩa là khi tiêu thụ hàng tồn kho, giá trị thu về (sau khi đã khấu trừ các khoản chi phí bán hoặc xử lý liên quan đến hàng tồn kho) có thể thấp hơn giá gốc đang được ghi nhận. Chính vì vậy, trong trường hợp này, kế toán của doanh nghiệp cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Các đối tượng cần có khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trong các văn bản pháp luật kế toán, bao gồm VAS 02 và Thông tư số 200/2014/TT-BTC, không có sự trình bày chi tiết về đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tuy nhiên, trong văn bản pháp luật về thuế, cụ thể là trong Thông tư số 48/2019/TT-BTC, tại khoản 1, điều 4, có quy định rõ các yêu cầu như sau:

Danh sách những đối tượng cần có bao gồm nguyên liệu, vật liệu, các công cụ, dụng cụ, hàng gửi đi bán, hàng hóa, hàng mua đang trong quá trình vận chuyển, hàng hóa trong kho bảo thuế và các thành phẩm (hàng tồn kho). Những đối tượng này đều có giá gốc ghi ở sổ kế toán cao hơn giá trị thuần và thực hiện được, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Cần có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo đúng với quy định của Bộ Tài chính hoặc một số các bằng chứng hợp lý khác để chứng minh giá vốn của hàng tồn kho.
  • Là hàng tồn kho mà doanh nghiệp sở hữu vào thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Nguyên tắc để thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nguyên tắc để thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Căn cứ vào các văn bản pháp luật về kế toán

Dựa vào điều 45, Thông tư số 200/2014/TT-BTC, nguyên tắc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bao gồm:

  • Khi có bằng chứng đáng tin cậy về sự suy giảm giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho, cần lập dự phòng. Dự phòng là một khoản dự tính trước được dùng để đưa vào chi phí sản xuất hoặc kinh doanh, để bù đắp sự giảm giá thực tế của giá trị hàng tồn kho so với giá trị đã được ghi sổ kế toán. Dự phòng cũng nhằm bù đắp các tổn thất thực tế phát sinh do mất mát, hư hỏng hoặc giảm giá của vật liệu, sản phẩm hoặc hàng hoá tồn kho.
  • Doanh nghiệp cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm lập Báo cáo tài chính. Việc trích lập cần phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” và quy định của chế độ tài chính hiện hành.
  • Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, cần tính toán theo từng loại vật tư, hàng hóa và sản phẩm tồn kho. Bên cạnh đó, việc trích lập cũng cần được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt đối với dịch vụ cung cấp dở dang.
  • Giá trị thuần là giá bán dự kiến của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất và kinh doanh thông thường, sau khi trừ đi chi phí ước tính để hoàn tất sản phẩm cuối cùng và ước tính được mức chi phí cần thiết để bán sản phẩm.
  • Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán của doanh nghiệp nên căn cứ vào giá gốc, số lượng, mức giá trị thuần có thể thực hiện của mỗi loại hàng hóa cung cấp dở dang, để từ đó đưa ra được mức khoản dự phòng giảm giá hàng tồn:
    • Mức chênh lệch cao hơn sẽ được phép ghi nhận bằng cách tăng dự phòng và tăng giá vốn hàng bán trong trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần được lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang được ghi ở sổ kế toán.
    • Mức chênh lệch nhỏ hơn sẽ được hoàn nhập thông qua giảm dự phòng và giảm giá vốn hàng bán trong trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn cần thiết phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn ở số kế toán.

Căn cứ vào một số văn bản pháp luật về thuế

Dựa vào Thông tư 48/2019/TT-BTC, ta có:

  • Các khoản dự phòng được trích lập sẽ tính vào mức chi phí đã được trừ khi đưa ra mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở kỳ báo cáo năm để bù đắp các tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo sau; đảm bảo doanh nghiệp phản ánh đúng giá trị hàng tồn kho không cao hơn mức giá trị thị trường.
  • Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính cho năm đó.

Kết luận: Kế toán cần lưu ý vào những khác biệt về nguyên tắc về thời điểm trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho giữa các kế toán hiện nay và các văn bản pháp luật về thuế.

Hướng dẫn xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Hướng dẫn xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trong các văn bản pháp luật về kế toán không cung cấp hướng dẫn chi tiết về mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tuy nhiên, kế toán chỉ cần thực hiện tuân thủ các nguyên tắc đã được đề cập để xác định mức trích lập cụ thể.

Trong văn bản pháp luật thuế, cụ thể là Thông tư số 48/2019/TT-BTC, đã cung cấp hướng dẫn chi tiết về mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại Khoản 02, điều 4 như sau:

Mức dự phòng giảm giá hàng tồnLượng hàng tồn kho thực tại thời điểm báo cáo tài chính được lậpGiá gốc hàng tồn kho ghi theo sổ kế toánMức giá trị thuần có khả năng thực hiện được của hàng tồn kho

Trong đó:

  • Giá gốc của hàng tồn kho được xác định dựa vào đúng quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho, được ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cùng với các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
  • Doanh nghiệp tự xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho, là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất và kinh doanh bình thường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm. Giá trị này sẽ được tính bằng cách trừ chi phí ước tính để hoàn tất sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết để bán chúng.

Hướng dẫn cách thức hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

  • Khi thực hiện nghiệp vụ lập Báo cáo tài chính, trong trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần phải lập ở kỳ này lớn hơn số đã được trích lập ở các kỳ trước, kế toán cần được yêu cầu trích lập bổ sung mức chênh lệch, ghi:

Nợ tài khoản 632: Giá vốn của hàng bán.

Có tài khoản 229: Dự phòng mức tổn thất tài sản.

  • Khi thực hiện nghiệp vụ lập Báo cáo tài chính, trong trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần phải lập ở kỳ này nhỏ hơn số đã được trích lập ở các kỳ trước, kế toán cần được yêu cầu trích lập bổ sung mức chênh lệch, ghi:

Nợ tài khoản 229: Mức dự phòng tổn thất tài sản.

Có tài khoản 632: Giá vốn hàng bán.

  • Kế toán doanh nghiệp xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho với các hàng hóa bị hư hỏng, mất phẩm chất, không còn giá trị để sử dụng, ghi:

Nợ tài khoản 229: Dự phòng tổn thất tài sản.

Nợ tài khoản 632: Giá vốn hàng bán (trong trường hợp tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng).

Có tài khoản 152, 153, 155, 156.

  • Kế toán doanh nghiệp cần thực hiện  xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, ghi:

Nợ tài khoản 229: Dự phòng về tổn thất tài sản.

Có tài khoản 411: Vốn đầu tư thuộc chủ sở hữu.

Hồ sơ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bao gồm những gì?

Để thực hiện nghiệp vụ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn, kế toán của doanh nghiệp cần đảm bảo có đủ các hồ sơ để chứng minh giá gốc, sự hợp lý của giá trị thuần. Cụ thể hồ sơ bao gồm:

  • Chứng từ và hóa đơn theo quy định Bộ Tài chính, cũng như các bằng chứng chứng minh được giá vốn hàng tồn kho.
  • Là hàng tồn kho của doanh nghiệp sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
  • Các tài liệu chứng minh được chính xác giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần.
  • Doanh nghiệp có thể lập Hội đồng xử lý hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị của hàng tồn kho bị hủy bỏ hoặc thanh lý. Biên bản kiểm kê được doanh nghiệp lập ra để chi tiết xác định giá trị của hàng tồn kho bị hư hỏng, bao gồm các thông tin như nguyên nhân hư hỏng, loại hàng, số lượng và giá trị có thể thu hồi được của hàng tồn kho (nếu có).

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ những cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chính xác nhất hiện nay. XSale hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ có thêm cho mình những thông tin hữu ích liên quan.

Đánh giá bài viết này
Phan Chi
Phan Chi
Chuyên gia nghiên cứu thị trường và Chuyển đổi số doanh nghiệp
Chia sẻ:
XSale - Phần mềm quản lý bán hàng online toàn diện với 50.000 doanh nghiệp đang sử dụng.