Thị trường kinh doanh mỹ phẩm đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ để phục vụ nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng của người tiêu dùng. Chính vì vậy, muốn nắm bắt được cơ hội để bước chân vào thị trường đầy tiềm năng này, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tài chính, cụ thể là nguồn vốn cần bỏ ra. Trong bài viết dưới đây, XSale sẽ “bóc tách” cho bạn chi tiết nhất kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn.
Mục lục
Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
Để có thể bắt đầu mở một cửa hàng bán mỹ phẩm, bạn cần xác định được nguồn vốn đầu tư mà mình có, cũng như những khoản chi phí cụ thể khác cần bỏ ra. Số vốn ban đầu cần để mở một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm thông thường thường rơi vào khoảng 200 triệu đến 250 triệu. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, từ mô hình kinh doanh, loại sản phẩm cho đến quy mô nhập hàng và thị trường tiêu thụ.
Chi phí thuê mặt bằng
Nếu bạn muốn có một không gian trưng bày và tư vấn thoải mái cho khách hàng, bạn nên chọn một mặt bằng có diện tích tối thiểu là 30m2. Thông thường, chi phí cho việc thuê một mặt bằng như vậy có thể dao động từ 15 triệu đến 20 triệu/tháng. Bên cạnh đó, để tối ưu khả năng tiếp thị, chủ kinh doanh cũng nên lựa chọn cửa hàng ở khu vực có dân cư đông đúc và nằm trên các trục đường lớn. Tuy nhiên, với vị trí đắc địa như thế, với việc chi phí sẽ cao hơn, ước tính trong khoảng từ 25 triệu đến 30 triệu.
Thông thường, bạn cần thanh toán tiền cọc thuê nhà trước 3 đến 6 tháng. Chính vì thế, chi phí thuê mặt bằng ban đầu thường khá cao và chiếm phần lớn trong tổng số vốn ban đầu.
Khi hoàn tất việc thuê mặt bằng, bạn cần dành ra một khoản phí để đầu tư vào thiết kế và trang trí không gian cửa hàng. Chi phí để sắm sửa trang thiết bị phục vụ việc mở cửa hàng mỹ phẩm thường dao động khoảng từ 15 đến 50 triệu đồng, tùy thuộc vào kiểu cách thiết kế cụ thể mà bạn lựa chọn.
Tuy nhiên, đối với những người kinh doanh không có nhiều vốn, thay vì lựa chọn mở cửa hàng offline, họ có thể bán mỹ phẩm qua các kênh online. Qua đó, chủ kinh doanh có thể tiết kiệm đáng kể chi phí mặt bằng. Những kênh bán hàng online sẽ mang lại cực kỳ nhiều lợi ích trong việc thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số bán nếu chủ kinh doanh nắm được bí quyết kinh doanh mỹ phẩm online hiệu quả.
>>> Xem thêm: Bí quyết kinh doanh mỹ phẩm online thành công cho người mới
Chi phí nhập hàng
Vốn kinh doanh lớn hay nhỏ một phần cũng sẽ phụ thuộc vào loại sản phẩm mà bạn đang có ý định kinh doanh. Hầu hết, chi phí để nhập hàng cũng tương đối lớn khi các mặt hàng mỹ phẩm rất đa dạng với nhiều nhãn hiệu khác nhau cùng các mức giá thành từ thấp đến cao. Đặc biệt, các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng thì chi phí sẽ rất cao. Để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, bạn nên lựa chọn đa dạng các loại sản phẩm nhất có thể. Tiền nhập hàng mỹ phẩm sẽ giao động vào khoảng từ 50 triệu trở lên, tùy thuộc vào nhãn hiệu, số lượng và quy mô của cửa hàng.
Ngoài ra, bạn cần dự trù một số vốn để nhập các sản phẩm để tiếp tục kinh doanh khi hàng hóa gặp vấn đề về tiêu thụ hay hết hạn.
Chi phí thuê và đào tạo nhân sự
Chi phí thuê và đào tạo nhân viên khi kinh doanh mỹ phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và mô hình kinh doanh của bạn. Bạn cần xác định chi phí thuê nhân viên tại các vị trí khác nhau như nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn, nhân viên quản lý và tính toán chi phí lương, phụ cấp và các khoản trợ cấp khác. Chi phí thuê nhân viên có thể vào khoảng 6 triệu/người/tháng.
Khi kinh doanh mỹ phẩm, việc đào tạo nhân viên là rất quan trọng để họ có kiến thức về sản phẩm, kỹ năng bán hàng và tư vấn cho khách hàng. Chi phí đào tạo sẽ phụ thuộc vào nội dung và phạm vi của khóa đào tạo, bao gồm cả chi phí cho giảng viên hoặc đơn vị đào tạo.
Chi phí cho hoạt động quảng cáo
Mỹ phẩm là một ngành công nghiệp cạnh tranh, với nhiều thương hiệu và sản phẩm khác nhau. Đầu tư vào quảng bá thương hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng và tăng cường sự nhận diện của thương hiệu trên thị trường, đồng thời thu hút sự quan tâm và sự chú ý của khách hàng. Chi phí mà chủ cửa hàng bỏ ra cho hoạt động quảng cáo còn phụ thuộc vào từng chiến dịch cụ thể.
Một số hoạt động quảng bá có thể kể đến bao gồm:
- Tổ chức hoạt động mừng khai trương bằng cách sử dụng các phương tiện như phát tờ rơi, thiết kế banner và xây dựng các chương trình khuyến mãi.
- Kết hợp các chiến dịch bán hàng với việc giới thiệu các sản phẩm mới.
- Xây dựng các chương trình khuyến mãi trong khoảng thời gian nhất định.
- Sử dụng truyền thông và quảng bá trên các kênh bán hàng trực tuyến.
Chi phí dự trù
Chi phí dự trù là một phần quan trọng trong quá trình vận hành bất cứ một loại hình kinh doanh nào, không riêng gì kinh doanh mỹ phẩm. Thông qua việc dự trù và tính toán các chi phí liên quan có thể phát sinh, chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát nguồn lực tài chính của mình, chuẩn bị cho mọi trường hợp có thể xảy ra trong quá trình bán mỹ phẩm. Phòng trường hợp hoạt động kinh doanh không thuận lợi trong tháng đầu tiên, nhà quản lý bán hàng cần dự trù các khoản tiền thanh toán giúp doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các hoạt động kinh doanh trong tương lai gần.
Một số kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm cho người mới bắt đầu
Nếu bạn mong muốn mở một cửa hàng mỹ phẩm thành công, ngoài việc chuẩn bị một số vốn nhất định, bạn cũng cần có kiến thức kinh doanh cụ thể của ngành này và phải tuân theo một kế hoạch kinh doanh bài bản để nâng cao khả năng tồn tại và cạnh tranh trên thị trường. Cùng tham khảo ngay những kinh nghiệm hữu ích dưới đây để có thể bắt đầu và duy trì một cửa hàng mỹ phẩm thành công:
Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng
Trước khi bắt đầu kinh doanh, chủ cửa hàng cần tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường để tìm hiểu về xu hướng, nhu cầu và sự cạnh tranh trong ngành mỹ phẩm. Từ đó, chủ shop có thể xác định khách hàng mục tiêu, lựa chọn sản phẩm phù hợp và phát triển một chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lựa chọn sản phẩm chất lượng
Trong bối cảnh thị trường mỹ phẩm ngày càng cạnh tranh như hiện nay, khách hàng luôn có nhiều sự lựa chọn và sẽ thường so sánh về chất lượng, về giá sản phẩm giữa các cửa hàng khác nhau trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Chình vì vậy, doanh nghiệp cần chọn lựa các sản phẩm mỹ phẩm chất lượng và có khả năng cạnh tranh về giá để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhà quản lý nên hợp tác với các nhà cung cấp uy tín, đồng thời kiểm tra kỹ các thành phần, chứng chỉ và đánh giá của sản phẩm trước khi đưa vào cửa hàng.
Đầu tư cho hoạt động đào tạo nhân sự
Chủ shop mỹ phẩm nên đầu tư vào hoạt động đào tạo nhân viên để đảm bảo họ có kiến thức và kỹ năng cần thiết để mang đến dịch vụ chuyên nghiệp nhất và tư vấn chính xác cho khách hàng. Hoạt động đào tạo nhân viên giúp đảm bảo nhân viên hiểu rõ về các sản phẩm, quy trình sử dụng và công dụng của các loại mỹ phẩm khác nhau. Từ đó, nhân viên sẽ có thể chia sẻ thông tin hữu ích, giải đáp các thắc mắc và tạo niềm tin cho khách hàng.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Cửa hàng cần tạo một mối quan hệ gần gũi và thân thiết với khách hàng thông qua hoạt động tư vấn và hỗ trợ khách hàng trên hành trình mua hàng của họ. Đồng thời, chủ cửa hàng nên sử dụng và khai thác hiệu quả của các kênh truyền thông xã hội và email marketing để duy trì liên hệ và thông báo về các chương trình khuyến mãi hoặc sự kiện đặc biệt đến khách hàng.
Sử dụng quảng cáo và tiếp thị hiệu quả
Chủ cửa hàng mỹ phẩm cần tận dụng được những lợi ích mà quảng cáo và tiếp thị mang lại. Bằng cách sử dụng quảng cáo và tiếp thị như quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên mạng xã hội, tạo nội dung hấp dẫn và xây dựng chiến lược SEO bài bản, bạn có thể nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình.
Dự trù và quản lý tài chính xác
Trong kinh doanh mỹ phẩm, việc dự trù và quản lý tài chính một cách cẩn thận là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hoạt động này sẽ giúp nhà quản lý tối ưu hóa nguồn lực và duy trì sự ổn định tài chính. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện quá trình thu thập và phân tích dữ liệu chi phí một cách đều đặn, tận dụng các công cụ quản lý tài chính hiện đại để duy trì sự hiệu quả và ổn định trong quản lý tài chính hàng ngày.
Xây dựng mạng lưới nhà cung cấp uy tín
Chủ shop cần tìm kiếm và xây dựng mạng lưới đối tác với các nhà sản xuất, nhà phân phối uy tín và các chuyên gia trong ngành mỹ phẩm. Quan hệ giữa các đối tác trên có thể giúp chủ cửa hàng mỹ phầm mở rộng danh mục sản phẩm, đồng thời cho phép họ dễ dàng thực hiện đàm phán để đạt được mức giá có lợi và đưa ra các điều kiện thương lượng khác.
Lời kết
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn, đồng thời có thêm một số kinh nghiệm quý báu để mở một cửa hàng mỹ phẩm và kinh doanh thành công. Nếu bạn còn thắc mắc gì, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với đội ngũ của XSale để được tư vấn và hỗ trợ nhé.