fbpx

Bán hàng đa kênh là gì? Khai phá 5 bí mật bán hàng chưa ai biết

Khi ngày càng có nhiều kênh bán hàng xuất hiện, trước đây là Shopee, Lazada,… gần đây có thêm TikTok Shop, việc một nhà bán hàng kinh doanh bày bán sản phẩm của mình trên nhiều kênh khác nhau đã trở thành một xu hướng phổ biến. Xu hướng này được gọi là bán hàng đa kênh (Multiplechannel Selling).

Vậy, bán hàng đa kênh là gì? Làm sao để có thể tận dụng tốt được phương pháp này? Hãy cùng XSale tìm hiểu tất tần tật về bán hàng đa kênh và 5 bí quyết thành công của các doanh nghiệp lớn trong bài viết này nhé!

Bán hàng đa kênh là gì? 

Bán hàng đa kênh là gì

Bán hàng đa kênh là phương pháp kinh doanh mà doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau để tiếp cận và tương tác với khách hàng mục tiêu. Giá trị mà phương pháp bán hàng này đem lại chính là tạo ra trải nghiệm liền mạch và thuận tiện nhất cho người mua, giúp khách hàng có thể tiếp cận và mua sắm sản phẩm từ bất kỳ đâu theo sở thích của mình.

Các kênh bán hàng phổ biến hiện nay

  • Cửa hàng vật lí: Đây là kênh bán hàng truyền thống và lâu đời nhất. Người mua có thể đến trực tiếp cửa hàng để xem sản phẩm và mua sắm.
  • Website: Thương mại điện tử ngày càng phát triển và việc mua sắm hay thanh toán trực tuyến thông qua Internet đã dần trở thành một thói quen không thể thiếu của người tiêu dùng. Nhà bán hàng có thể chủ động xây dựng website thương mại điện tử hoặc tham gia các gian hàng trên sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,…
  • Mạng xã hội: Facebook, Instagram, TikTok,.. là một trong những cái tên quen thuộc có thể kể đến. Doanh nghiệp thường sử dụng các kênh này để quảng bá, bán sản phẩm hoặc dẫn người dùng đến các website thương mại điện tử.
  • Email Marketing: Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là giới văn phòng hay doanh nghiệp thì đây là một kênh tiếp cận hiệu quả. Doanh nghiệp có thể sử dụng kênh này để quảng cáo, cung cấp mã khuyến mãi hay đưa khách hàng tới cửa hàng vật lí, trực tuyến.
  • Ứng dụng di động: Được thiết kế nhằm mục đích tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa và gần gũi nhất đối với khách hàng. Ứng dụng di động thường được đánh giá là chỉ dành cho doanh nghiệp lớn bởi chi phí đầu tư lập trình là rất cao, chưa kể đến hoạt động quảng bá hay thúc đẩy người dùng tải ứng dụng.

Xem thêm: Tổng hợp các kênh bán hàng online phổ biến, hiệu quả nhất 2024

Các phương pháp bán hàng đa kênh

Hiện nay, phương pháp bán hàng đa kênh được chia làm hai loại, bao gồm Multichannel và Omnichannel. Đây là các phương pháp phổ thông mà hiện nay các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều dùng. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về 2 phương pháp này nhé!

Phương pháp bán hàng đa kênh Multichannel và Omnichannel

Phương pháp bán hàng Multichannel

Multichannel là chiến lược sử dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau để tiếp cận khách hàng. Các kênh này có thể hoạt động theo các chiến dịch và không liên kết trực tiếp với nhau.

Ưu điểm:

Multichannel là phương pháp mà doanh nghiệp tập trung vào độ phủ. Các đội ngũ của từng kênh bán hàng có thể chủ động thúc đẩy các hoạt động tiếp cận và chốt đơn mà không cần phụ thuộc vào các kênh bán hàng khác.

Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất của Multichannel chính là thông tin và dữ liệu khách hàng có thể không được chia sẻ hoặc tích hợp một cách hiệu quả giữa các kênh, dẫn đến sự rời rạc và không liền mạch trong trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Ví dụ:

Công ty X là một công ty quần áo. Khách hàng có thể đến trực tiếp cửa hàng vật lí để mua sắm và thử quần áo. Ngoài ra, họ cũng có thể lên website để mua sắm và sử dụng các mã giảm giá khi mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, vấn đề của doanh nghiệp X là thông tin của các khách hàng mua sắm tại cửa hàng lại không được lưu trữ chung cơ sở dữ liệu với khách hàng trên website. Điều này có thể tạo ra nhiều vấn đề như khách hàng tích điểm tại cửa hàng sẽ chỉ mua tại cửa hàng, khách hàng mua trên website sẽ chỉ mua trên website do hệ thống tích điểm khác nhau.

Phương pháp bán hàng Omnichannel

Omnichannel là phương pháp bán hàng nhằm tạo ra một trải nghiệm mua sắm liền mạch và nhất quán cho khách hàng thông qua việc tích hợp và tương tác tốt giữa các kênh bán hàng khác nhau. Dữ liệu và thông tin khách hàng được chia sẻ và đồng bộ hóa để tạo ra một hành trình mua sắm mượt mà.

Ưu điểm:

Khi sử dụng phương pháp bán hàng Omnichannel, khách hàng có thể thuận tiện mua sắm trực tiếp và online. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể chủ động tương tác với khách hàng thông qua các kênh khác nhau nhờ dữ liệu khách hàng được tập trung tại một nơi duy nhất. Từ đó, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến dịch xúc tiến bán hàng và tái mua hiệu quả.

Nhược điểm:

Để có thể sử dụng phương pháp bán hàng Omnichannel, doanh nghiệp cần phải bỏ chi phí để đầu tư cho cơ sở dữ liệu của riêng mình cũng như các hệ thống phục vụ bán hàng đa kênh hiệu quả.

Ví dụ:

Công ty X là một công ty quần áo. Khách hàng có thể đến trực tiếp cửa hàng mua sắm và tích điểm trên hệ thống. Sau khi ghi nhận đơn mua, hệ thống sẽ dựa theo thông tin khách hàng và gửi lại biên lai qua các kênh khác như Facebook, Zalo, Email,… Doanh nghiệp có thể tái sử dụng thông tin khách hàng đã thu thập sẵn để gửi các chiến dịch tái mua khác.

Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng mô hình bán hàng đa kênh?

Tuy mô hình Omnichannel có lợi thế hơn mô hình Multichannel rất nhiều do yếu tố công nghệ nhưng nhìn chung hai mô hình bán hàng đa kênh này đều đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể như:

Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng mô hình bán hàng đa kênh?

Mở rộng thị trường

Bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận thêm nhiều tệp khách hàng nhau. Đưa thương hiệu của bạn tới nhiều nền tảng sẽ giúp khai thác được các khách hàng mới đang chỉ hoạt động trên một nền tảng duy nhất và chưa biết tới thương hiệu bạn.

Đa dạng doanh thu

Sử dụng mô hình bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận từ nhiều kênh khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp sẽ không bị quá phụ thuộc vào một kênh bán hàng duy nhất cũng như một tệp khách hàng chủ đạo. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng các thông tin này để đưa ra các quyết định quan trọng như nên tập trung vào kênh bán hàng nào hay có nên bỏ thêm chi phí đầu tư hay không.

Đa dạng hóa trải nghiệm mua sắm

Sử dụng nhiều kênh khác nhau còn tạo ra nhiều trải nghiệm mua sắm độc nhất trên nền tảng đó. Khách hàng có sự lựa chọn đa dạng về cách thức mua hàng mà họ mong muốn. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tỉ lệ chốt đơn.

Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Việc bán hàng đa kênh chắc chắn sẽ là lợi thế lớn so với đối thủ đang chỉ hoạt động trên một kênh duy nhất. Việc linh hoạt chuyển đổi giữa các kênh chắc sẽ giúp bạn có thể tiếp cận các thị trường màu mỡ mà đối thủ bạn chưa kịp khai phá.

Thích nghi với xu hướng mới

Với thời đại công nghệ hiện nay, xu hướng tiêu dùng sẽ thay đổi liên tục theo thời gian. Để có thể đáp ứng được nhu cầu và sở thích mua sắm của khách hàng, đa dạng hóa các kênh bán hàng chắc chắn là điều cần thiết.

Cách quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả

Để có thể bán hàng đa kênh hiệu quả, phương pháp tối ưu nhất chính là sử dụng phương pháp bán hàng Omnichannel. Dưới đây là một vài cách giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa hiệu quả từ phương pháp này.

Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp

Cách bán hàng đa kênh hiệu quả

Tùy thuộc vào quy mô và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, việc lựa chọn kênh bán hàng rất quan trọng. Bởi nguyên nhân là do chi phí để phát triển nhiều kênh cũng không hề nhỏ, doanh nghiệp cần xác định được các đầu mục chi phí cho từng kênh, chứ không nên tham gia bừa bãi mà không đầu tư phát triển các kênh này. Hãy nghiên cứu kĩ lưỡng về khách hàng mục tiêu của bạn. Xác định rõ khách hàng của bạn đang có thói quen mua sắm như thế nào, hoạt động ở nhưng kênh gì để lựa chọn và tham gia.

Nhất quán hình ảnh thương hiệu

Hình ảnh thương hiệu, slogan, thông điệp, giọng văn,.. nên được sử dụng chung trên tất cả các kênh. Điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận biết, tin tưởng để lựa chọn và mua sắm sản phẩm của bạn hơn. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể dễ dàng tìm kiếm thương hiệu của bạn trên các kênh khác, để từ đó có thể lựa chọn trải nghiệm mua sắm theo thói quen yêu thích của khách hàng.

Sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng

Trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại phần mềm quản lý bán hàng đa kênh khác nhau. Để sử dụng phương pháp bán hàng đa kênh hiệu quả nhất là omnichannel thì việc lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng là điều kiện tất yếu.

Nhà bán hàng giờ đây có thể tối đa hóa hiệu quả trên các kênh cũng như có thể các cắt giảm các chi phí không cần thiết. Ví dụ như bạn cần phải có một đội nhóm để chạy quảng cáo, một đội nhóm để trực page, một đội nhóm để kiểm kế số lượng hàng hóa, một đội nhóm để chăm sóc các gian hàng trực tuyến,… thì nay có thể thay thề bằng một nhân sự cho mỗi đội nhóm.

Sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng

Với phần mềm quản lý bán hàng, tất cả các dữ liệu, kênh bán hàng đều được đổ dữ liệu về một nơi duy nhất. Sản phẩm có thể cập nhật hàng loạt trên tất cả các kênh bán hàng cùng một lúc, kho cũng tự động trừ theo số lượng bán ra của từng kênh, các kênh chat đổ về một màn hình giúp việc di chuyển giữa các nền tảng không còn khó khăn nữa,… Và quan trọng nhất, chính là dữ liệu mua sắm của khách hàng đều được lưu trữ tại một nơi. Doanh nghiệp có thể dựa vào dữ liệu này để phân tích và đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.

5 doanh nghiệp lớn thành công nhờ bán hàng đa kênh

Kangaroo

Được thành lập từ năm 2003, Kangaroo hoạt động với mục tiêu phục vụ sức khoẻ và cung cấp nhiều tiện ích tới người tiêu dùng thông qua các sản phẩm tiêu biểu như: máy lọc nước, các mặt hàng gia dụng, thiết bị nhà bếp,…

kangaroo sử dụng phương pháp bán hàng đa kênh

Kangaroo sở hữu nhiều kênh bán hàng đa dạng từ cửa hàng vật lí, kênh bán hàng đại lý, đến mạng xã hội, website bán hàng, sàn thương mại điện tử hay ứng dụng OneKangaroo. Thương hiệu này đều xây dựng hình ảnh nhất quán giữa các kênh bán hàng, tập

Trải nghiệm liền mạch và nhanh chóng chính là chìa khóa thành công của Kangaroo. Với sự nhất quán giữa đa nền tảng và mục tiêu điều hướng khách hàng đến ứng dụng của mình, Kangaroo đã tạo ra lợi thế cạnh tranh với vô số đối thủ khác. Chỉ bằng cách mở điện thoại và nhấp vào ứng dụng, khách hàng giờ đây đã có thể mua sắm sản phẩm của Kangaroo ngay lập tức.

SamCenter 

SamCenter là chuỗi cửa hàng bán lẻ chính hãng của thương hiệu Samsung tại Việt Nam. Các sản phẩm chính mà SamCenter cung cấp đều thuộc lĩnh vực công nghệ, gồm có: máy tính bảng, điện thoại di động, và các phụ kiện đi kèm khác. 

Samcenter

Khác với Kangaroo, kênh bán hàng mạnh mẽ nhất của Samsung Việt Nam là lại là các kênh bán hàng của đại lý. Tuy nhiên, Samsung Việt Nam vẫn có đầy đủ các kênh bán lẻ từ website bán hàng, gian hàng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, và thậm chí là cửa hàng vật lý.

Đa dạng hóa doanh thu chính là chìa khóa thành công của Samsung Việt Nam. Nhờ sử dụng các kênh bán hàng đa dạng, Samsung đã vừa tăng độ phủ vừa tạo nên sự uy tín của mình đối với các khách hàng. Người tiêu dùng giờ có thể chọn lựa mua hàng theo kênh yêu thích của các đại lý bán lẻ hoặc lựa chọn mua trực tiếp từ Samsung Việt Nam.

UNIQLO

Là một thương hiệu lâu đời của Nhật, Uniqlo đã gây dựng được tên tuổi của mình trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Uniqlo mới thực sự gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2019. Chiến lược của Uniqlo lúc đó chính là tăng độ phủ thông qua việc sử dụng phương pháp bán hàng đa kênh.

Uniqlo và phương pháp bán hàng đa kênh

Có mặt trên mọi nền tảng từ website bán hàng, sàn thương mại điện tử đến kênh bán hàng tập trung nhiều tín đồ thời trang nhất chính là Instagram, Uniqlo đã dễ dàng tiếp cận được thị trường Việt Nam. Không dừng ở đó, Uniqlo cũng ra mắt ứng dụng mua sắm sản phẩm của mình trên điện thoại. Nhờ vậy, thương hiệu này đã có thể dễ dàng len lỏi vào cuộc sống hàng ngày thông qua thiết bị nhỏ bé luôn mang bên mình của người tiêu dùng.

Chìa khóa thành công tiếp cận thị trường Việt Nam của Uniqlo chính là nhờ bán hàng đa kênh. Mở liên tiếp 19 cửa hàng tại các trung tâm mua sắm ở các thành phố lớn; xuất hiện hàng loạt trên các gian hàng TMĐT; thúc đẩy chiến dịch quảng cáo thông qua báo chí và mạng xã hội để đưa người dùng mua sắm trên website mua sắm; và quan trọng là sử dụng ứng dụng điện thoại để thu thập thông tin gửi các chiến dịch email, sms marketing cho khách hàng. Với việc liên tục tương tác với khách hàng trên nhiều nền tảng, Uniqlo đã có thể dễ dàng trở thành một trong các thương hiệu hàng đầu khi lựa chọn sản phẩm thời trang của người tiêu dùng.

CellphoneS

Với hơn 10 năm hoạt động trong ngành bán lẻ sản phẩm công nghệ, CellphoneS là một trong nhiều tượng đài mà nhiều nhà bán lẻ nhỏ khác phải nhìn theo. CellphoneS hiện nay đang sở hữu một mạng lưới kênh bán hàng đa dạng, phủ sóng từ website, cửa hàng vật lý, gian hàng thương mại điện tử,…

CellphoneS và phương pháp bán hàng đa kênh

Tuy nhiên, ít ai biết rằng lúc đầu CellphoneS chỉ là một cửa hàng nhỏ. Khởi đầu cho sự thành công của CellphoneS chính là đến từ Youtube. CellphoneS với thương hiệu Schannel – một trong các kênh review công nghệ trên Youtube đời đầu, đã đem lại hiệu quả truyền thông cực kỳ lớn, tiền đề cho hơn 100 chuỗi cửa hàng khắp cả nước hiện nay. Tính tới nay, CellphoneS đã xây dựng một mạng lưới hàng chục kênh trên Youtube, gồm cả kênh bán hàng và kênh giải trí.

Chìa khóa thành công của CellphoneS chính là lựa chọn kênh bán hàng phù hợp. Khi bạn không có quá nhiều chi phí, hãy lựa chọn các kênh bán hàng phù hợp nhất và đầu tư vào kênh bán hàng đó. Theo XSale phân tích, đây cũng chính là hướng đi của CellphoneS khi thương hiệu này liên tục tham gia các nền tảng mới và gần đây nhất chính là TikTok. Quan trọng nhất, khách hàng chính là yếu tố thiết yếu. Với các nền tảng giải trí như Youtube, TikTok, bạn không thể tận dụng hiệu quả nếu không có một chiến lược phù hợp.

Yody

Yody là một thương hiệu thời trang được thành lập từ năm 2014. Tuy nhiên, thời kì bùng nổ của Yody lại vào năm 2020. Từ 2014 đến 2020, Yody mở được hơn 100 chi nhánh khắp cả nước. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 3 năm (2020-2023), số cửa hàng hiện nay của Yody đã tăng gần 2,5 lần, tổng cộng 244 chi nhánh toàn quốc.

Cửa hàng yody

Thực chất, số lượng 100 chi nhánh không hề nhỏ. Yody đã liên tục duy trì tôn chỉ chăm sóc khách hàng và hậu mãi cũng như hình ảnh giữa các kênh bán hàng từ website, gian hàng TMĐT hay mạng xã hội để đạt con số này trong 6 năm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra chính là làm sao chỉ trong vòng 3 năm gần đây, số lượng cửa hàng có thể tăng một cách chóng mặt đến vậy?

Chìa khóa cho sự thành công của Yody chính là sự bùng nổ của TikTok. Nắm bắt được tiềm năng của nền tảng này, thị trường màu mỡ ít đối thủ, với giá trị cốt lõi giữ nguyên, Yody đã thành công tiếp cận và mở rộng tệp khách hàng của mình. Do đó, đừng ngại ngần thử các kênh bán hàng mới bởi xu hướng mua sắm của người tiêu dùng luôn thay đổi.

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu hơn về bán hàng đa kênh là gì cũng như làm sao để bán hàng đa kênh cho hiệu quả. Hãy xây dựng một nền móng vững chãi để có thể quản lý đa kênh tốt nhất, từ đó tập trung phát triển doanh nghiệp của mình. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các giải pháp bán hàng đa kênh, đừng ngại liên hệ với XSale để được tư vấn miễn phí nhé!

Xem thêm:

Đánh giá bài viết này
Khang Lê
Khang Lê
Chuyên gia tư vấn công nghệ và Chuyển đổi số doanh nghiệp
Chia sẻ:
XSale - Phần mềm quản lý bán hàng online toàn diện với 50.000 doanh nghiệp đang sử dụng.