Giá thành sản phẩm là một đại lượng kinh tế tổng thể mô tả kết quả của việc sử dụng tài sản, vật liệu, lao động và vốn trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Vậy làm thế nào để tính toán giá thành sản phẩm? Có những phương pháp tính nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu!
Mục lục
Giá thành sản phẩm là gì?
Trong điều kiện sản xuất bình thường, giá thành sản phẩm là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả để sản xuất một đơn vị sản phẩm, bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, nhân công, máy móc,…
Giá thành sản phẩm được xem là kết quả của hành động tích lũy các chi phí, bao gồm:
- Chi phí cho nguyên vật liệu: Bao gồm các nguyên vật liệu và các bộ phận cần thiết để tạo nên sản phẩm cuối cùng.
- Chi phí cho nhân công: Bao gồm tiền lương cho công nhân sản xuất sản phẩm.
- Chi phí cho hoạt động sản xuất chung: Bao gồm chi phí thuê mặt bằng nhà xưởng, nhân viên quản lý hay khấu hao trang thiết bị,…
Các loại giá thành sản phẩm
Phân loại theo thời điểm tính
Dựa trên cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: Là mức giá được ước tính tại thời điểm lập kế hoạch, trong đó tất cả các chi phí được xem như là các chi phí có trong kế hoạch.
- Giá thành định mức: Là mức giá thành được tính toán trong một giai đoạn thời gian cụ thể của dự án.
- Giá thành thực tế: Là mức giá thành sau khi sản phẩm đã được sản xuất hoàn thành.
Phân loại dựa trên phạm vi chi phí phát sinh
Dựa trên cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại:
- Giá thành sản xuất: Là tổng hợp của tất cả các chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí phát sinh khác.
- Giá thành tiêu thụ: Bao gồm không chỉ các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, mà còn bao gồm các chi phí chung khác như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí quảng cáo và chi phí phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Các yếu tố quyết định giá cả
Hầu hết trong mọi trường hợp, để tính giá thành sản phẩm cần căn cứ vào một số các yếu tố sau:
- Đặc điểm quy trình sản xuất (giản đơn hay phức tạp).
- Công nghệ dùng trong sản xuất sản phẩm.
- Đặc tính sử dụng của bán thành phẩm và thành phẩm.
- Năng lực kế toán.
- Những thông tin quan trọng trong việc ra quyết định.
Các bước để tính giá thành sản phẩm chi tiết
Quy trình tính chính xác được nhiều doanh nghiệp sử dụng, gồm 4 bước chính:
Trong đó:
- Tập hợp chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất còn dở dang đầu kỳ, chi phí sản xuất bị phát sinh trong kỳ, chi phí còn dở dang cuối kỳ.
- Xác định sản lượng để phân bổ theo công thức: Qđk + Qsx = Qht + Qck.
- Lựa chọn cách tính giá thành phù hợp.
- Thiết lập bảng giá thành sản phẩm.
Cách tính giá thành sản phẩm
1. Phương pháp tính cơ bản (trực tiếp)
- Áp dụng trong điều kiện: Phương pháp tính trực tiếp thường được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất đơn giản, có số lượng sản phẩm ít và sản xuất với quy mô lớn. Đặc điểm của những doanh nghiệp này là chu kỳ sản xuất ngắn.
- Lĩnh vực: Các nhà máy sản xuất nước, điện, khí nén,…
- Đối tượng: Sản phẩm cuối cùng.
Dựa trên chi phí sản xuất thu thập được từ quá trình công nghệ và kết quả đánh giá sản phẩm chưa hoàn thành, ta có thể tính tổng giá thành và giá thành đơn vị bằng công thức:
- Ví dụ thực tế:
Giả định: Trong tháng T8/2023, một doanh nghiệp sản xuất đã tập hợp các khoản chi phí kế toán như sau: (đơn vị 1.000 VNĐ).
Các khoản chi phí | Giá trị sản phẩm còn dở dang đầu kỳ | Chi phí sản xuất bị phát sinh trong kỳ | Giá trị sản phẩm còn dở dang cuối kỳ. |
---|---|---|---|
Nguyên vật liệu | 600 | 3.000.000 | 660 |
Nhân công | 250 | 1.250.000 | 275 |
Sản xuất chung | 150 | 750 | 165 |
Tổng | 1.000.000 | 5.000.000 | 1.100.000 |
Trong tháng T8/2023, doanh nghiệp đã hoàn thành việc nhập kho 5.000 sản phẩm và còn lại 1.290 sản phẩm dở dang chưa hoàn thành.
Dựa trên số liệu trên, ta có thể tính giá thành cho các sản phẩm hoàn thành trong tháng T8/2023 theo phương pháp giản đơn như sau:
Các loại chi phí(1) | Giá trị sản phẩm còn dở dang đầu kỳ(2) | Chi phí sản xuất bị phát sinh trong kỳ(3) | Giá trị sản phẩm còn dở dang cuối kỳ(4) | Tổng giá trị sản phẩm hoàn thành tại kỳ (5) = (2) + (3) – (4) | Giá thành của đơn vị sản phẩm được hoàn thành tại kỳ(6) = (5)/(số lượng sản phẩm hoàn thành) |
---|---|---|---|---|---|
Nguyên vật liệu | 600 | 3.000.000 | 660 | 2.940.000 | 588 |
Nhân công | 250 | 1.250.000 | 275 | 1.225.000 | 245 |
Sản xuất chung | 150 | 750 | 165 | 735 | 147 |
Tổng | 1.000.000 | 5.000.000 | 1.100.000 | 4.900.000 | 980 |
2. Phương pháp tính theo hệ số
- Áp dụng trong điều kiện: Tính giá thành theo phương pháp hệ số được áp dụng trong các doanh nghiệp sử dụng cùng một lượng nguyên vật liệu và nhân công, và thu được nhiều loại sản phẩm cùng một lúc. Phương pháp này không phân tách chi phí cho từng loại sản phẩm mà tập hợp chung trong quá trình sản xuất.
- Đối tượng: từng sản phẩm trong nhóm.
Ta có thể tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số bằng công thức sau:
Bước 1: Tính tổng giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm
Tổng giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm = Giá trị sản phẩm còn dang dở đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất bị phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm còn dang dở cuối kỳ.
Bước 2: Tính tổng số sản phẩm tiêu chuẩn
- Sử dụng hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại, ta có thể chuyển đổi sản lượng thực tế của các loại sản phẩm sang sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn.
Số sản phẩm tiêu chuẩn của từng sản phẩm = Số sản phẩm của từng loại sản phẩm + Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm.
- Để tính tổng số sản phẩm tiêu chuẩn, ta thực hiện phép cộng của tất cả các số sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại.
Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn = Σ Số sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại.
Bước 3: Tính giá thành của từng đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn: Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm/ Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn của nhóm sản phẩm.
Bước 4: Tính tổng mức giá thành của từng loại sản phẩm
Giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm = Giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn x Hệ số quy đổi sản phẩm của từng loại sản phẩm.
Bước 5: Tính tổng giá thành của từng sản phẩm
Tổng giá thành của từng sản phẩm = Giá thành đơn vị của từng sản phẩm x Số sản phẩm tiêu chuẩn của từng sản phẩm.
- Ví dụ thực tế:
Giả định: Trong tháng T8/2023, doanh nghiệp sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên liệu trên cùng một dây chuyền sản xuất để sản xuất nhiều loại thành phẩm khác nhau. Doanh nghiệp đã nhập kho các sản phẩm hoàn thành với số lượng như sau:
Thành phẩm | Giá bán/đơn vị (VNĐ) | Số lượng thành phẩm được nhập kho |
---|---|---|
Thành phẩm A | 200.000 VNĐ | 2.000 |
Thành phẩm B | 250.000 VNĐ | 3.000 |
Thành phẩm C | 300.000 VNĐ | 4.000 |
Cuối mỗi kỳ kế toán tập hợp tất cả chi phí và số liệu kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang theo bảng sau:
Chi phí | Giá trị SP còn dở dang đầu kỳ | Chi phí trong kỳ | Giá trị SP còn dở dang cuối kỳ |
---|---|---|---|
Nguyên vật liệu | 99 | 1,089,00 | 198 |
Nhân công | 49,5 | 544,5 | 99 |
Sản xuất chung | 16,5 | 181,5 | 33 |
Tổng | 165 | 1,815,000 | 330 |
Để tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số, ta thực hiện các bước sau theo công thức:
- Chọn sản phẩm tiêu chuẩn và xây dựng hệ số quy đổi.
Giả sử doanh nghiệp chọn sản phẩm tiêu chuẩn là Thành phẩm A với hệ số quy đổi là 1 và xây dựng hệ số quy đổi cho các sản phẩm khác dựa trên giá bán. Ví dụ:
Hệ số quy đổi của Thành phẩm B = 250.000 VNĐ / 200.000 VNĐ = 1,25.
Hệ số quy đổi của Thành phẩm C = 300.000 VNĐ / 200.000 VNĐ = 1,5.
- Tính giá thành:
Tổng giá thành sản xuất = 165.000 VNĐ + 1.815.000 VNĐ – 330.000 VNĐ = 1.650.000 VNĐ.
Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm sang sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn sau:
Thành phẩm (1) | Hệ số quy đổi sản phẩm (2) | Số lượng sản phẩm nhập kho (3) | Sản phẩm chuẩn (4) = (2) x (3) |
---|---|---|---|
A | 1 | 2 | 2 |
B | 1.25 | 3 | 3.75 |
B | 1.5 | 4 | 6 |
Tổng SP tiêu chuẩn | 11.75 |
Để tính giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn – Thành phẩm A, ta sử dụng công thức: Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn – Thành phẩm A = 1.650.000 VNĐ/11.750 = 140.42553 VNĐ.
Thành phẩm(1) | Hệ số quy đổi sản phẩm(2) | Số lượng sản phẩm nhập kho(3) | Giá thành đơn vị sản phẩm(4) = 140.42553 x (2) | Tổng giá thành từng sản phẩm(5)= (3) x (4) |
---|---|---|---|---|
A | 1 | 2 | 140.4255 | 280.851 |
B | 1.25 | 3 | 175.5319 | 526.596 |
C | 1.5 | 4 | 210.6383 | 842.553 |
3. Phương pháp tính theo tỷ lệ
- Áp dụng trong điều kiện: Những doanh nghiệp áp dụng phương pháp tỷ lệ để tính giá thành sản phẩm thường là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm sử dụng cùng một loại nguyên liệu, nhưng có quy cách và phẩm chất khác nhau. Trong trường hợp này, không thể sử dụng hệ số để quy đổi giữa các loại sản phẩm này.
- Lĩnh vực: Các doanh nghiệp sản xuất như ngành dệt may, ngành sản xuất giày dép, và ngành sản xuất ống nước thường có quy cách sản phẩm khác nhau.
- Đối tượng: Từng quy cách sản phẩm trong nhóm.
Ta có thể tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ bằng công thức sau:
Bước 1: Lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ giá thành
Các tiêu thức có thể là giá thành định mức, giá thành kế hoạch,…
- Giá thành kế hoạch: là một giá thành được tính toán dựa trên cơ sở các chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất hoặc chế tạo sản phẩm.
- Giá thành định mức: được xác định dựa trên các định mức chi phí hiện tại tại các thời điểm cụ thể trong một kỳ tính, tính trên một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức cũng được xác định trước quá trình sản xuất.
Bước 2: Tính tổng giá thành thực tế cho nhóm sản phẩm đã hoàn thành trong một kỳ
Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá trị sản phẩm còn dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ + Giá trị sản phẩm còn dở dang cuối kỳ.
Bước 3: Tính tỷ lệ giá thành chung cho nhóm sản phẩm theo tiêu thức đã chọn
Tỷ lệ giá thành chung cho nhóm sản phẩm = Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm hoàn thành trong kỳ/ Tổng tiêu thức phân bổ.
Bước 4: Tính giá thành thực tế cho từng quy cách sản phẩm
Giá thành thực tế cho từng quy cách sản phẩm = Tổng giá thành kế hoạch/định mực của từng quy cách x Tỷ lệ giá thành chung cho nhóm sản phẩm.
- Ví dụ thực tế:
Tại Doanh nghiệp XYZ, sản xuất nhóm sản phẩm sắt với hai quy cách khác nhau là X1 và X2. Trong đó, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không đáng kể, do đó, doanh nghiệp không đánh giá giá trị sản phẩm dở dang.Các chi phí sản xuất thực tế trong kỳ đã được tập hợp và được đơn vị tính bằng 1.000 VNĐ.
Khoản mục chi phí | Dở dang vào đầu kỳ | Phát sinh vào trong kỳ |
---|---|---|
Nguyên vật liệu | 0 | 291.500 |
Nhân công | 0 | 38.400 |
Sản xuất chung | 0 | 25.600 |
Kết quả sản xuất được 100 sản phẩm X1 và 110 sản phẩm X2
Giá thành kế hoạch đơn vị của từng quy cách được DN xây dựng như sau:
Khoản mục chi phí | Sản phẩm X1 | Sản phẩm X2 |
---|---|---|
Nguyên vật liệu | 1.000 | 1.500 |
Nhân công | 100 | 200 |
Sản xuất chung | 100 | 200 |
Tính giá thành sản xuất của X1 và X2 trong kỳ?
Đáp án:
Tổng tiêu chuẩn phân bổ là giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế (ĐVT: 1.000đ)
Khoản mục chi phí | Giá thành kế hoạch X1 | Giá thành kế hoạch X2 | Tổng giá thành kế hoạch | Tổng giá thành thực tế | Tỷ lệ phân bổ |
---|---|---|---|---|---|
Nguyên vật liệu | 100.000 | 165.000 | 265.000 | 291.500 | 1,1 |
Nhân công t | 10.000 | 22.000 | 32.000 | 38.400 | 1,2 |
Sản xuất chung | 10.000 | 22.000 | 32.000 | 25.600 | 0,8 |
Xác định tỷ lệ tính giá thành cho từng khoản chi phí
Với Sản phẩm X1: 100
Khoản mục chi phí | Giá thành kế hoạch X1 | Tỉ lệ phân bổ | Giá thành X1 | Giá thành đơn vị X1 |
---|---|---|---|---|
Nguyên vật liệu trực tiếp | 100.000 | 1,1 | 110.000 | 1.100 |
Nhân công trực tiếp | 10.000 | 1,2 | 12.000 | 120 |
Sản xuất chung | 10.000 | 0,8 | 8.000 | 80 |
Sản phẩm X2: 110
Khoản mục chi phí | Giá thành kế hoạch X1 | Tỉ lệ phân bổ | Giá thành X1 | Giá thành đơn vị X1 |
---|---|---|---|---|
Nguyên vật liệu | 165.000 | 1,1 | 181.500 | 1.650 |
Nhân công | 22.000 | 1,2 | 26.400 | 240 |
Sản xuất chung | 22.000 | 0,8 | 17.600 | 160 |
4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng
- Áp dụng trong điều kiện: Phương pháp tính giá thành đơn vị sản phẩm theo đơn đặt hàng được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.
- Lĩnh vực: Các doanh nghiệp sản xuất đơn lẻ hoặc theo đơn đặt hàng như sản xuất bàn ghế văn phòng cho một công ty, sản xuất đồ nội thất,…
Ta có thể tính giá thành sản phẩm theo phương pháp đơn đặt hàng bằng công thức sau:
Giá thành của từng đơn hàng = Σ(Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí sản xuất chung).
- Ví dụ thực tế
Giả định: Trong tháng T8/2022, doanh nghiệp sản xuất nhận được 2 đơn đặt hàng là A và B. Các khoản mục chi phí của tháng được kế toán tập hợp như sau:
Chi phí | Đơn hàng A | Đơn hàng B |
---|---|---|
Nguyên vật liệu | 30.000.000 | 40.000.000 |
Nhân công | 10.000.000 | 15.000.000 |
Sản xuất chung | 28.000.000 |
Đến cuối tháng T8/2022, doanh nghiệp sản xuất đã nhập kho 100 sản phẩm hoàn thành cho đơn hàng A, trong khi đơn hàng B vẫn chưa hoàn thành.
Để tính giá thành cho đơn hàng hoàn thành (A) và giá trị sản phẩm dở dang cho đơn hàng chưa hoàn thành (B), ta thực hiện các bước sau:
- Phân bổ chi phí chung cho từng đơn hàng:
Chi phí chung phân bổ cho đơn hàng A = (28.000.000 VNĐ / 70.000.000 VNĐ) x 30.000.000 VNĐ = 12.000.000 VNĐ.
Chi phí chung phân bổ cho đơn hàng B = (28.000.000 VNĐ / 70.000.000 VNĐ) x 40.000.000 VNĐ = 16.000.000 VNĐ.
- Tính tổng giá thành cho đơn hàng A:
Tổng giá thành đơn hàng A = 30.000.000 VNĐ + 10.000.000 VNĐ + 12.000.000 VNĐ = 52.000.000 VNĐ.
- Tính giá thành đơn vị sản phẩm cho đơn hàng A:
Giá thành đơn vị sản phẩm của đơn hàng A = 52.000.000 VNĐ / 100 sản phẩm = 520.000 VNĐ/sản phẩm.
- Tính giá trị sản phẩm dở dang cho đơn hàng B:
Giá trị sản phẩm dở dang của đơn hàng B = 40.000.000 VNĐ + 15.000.000 VNĐ + 16.000.000 VNĐ = 71.000.000 VNĐ.
5. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
- Áp dụng trong điều kiện: Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ được áp dụng trong các doanh nghiệp có cùng quy trình sản xuất, trong đó đầu ra chính là sản phẩm chính và còn kèm theo các sản phẩm phụ.
- Lĩnh vực: Các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến mì ăn liền, sản xuất bia, rượu, và đường.
- Đối tượng: Sản phẩm chính.
Ta có thể tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tính loại trừ sản phẩm phụ bằng công thức sau:
Bước 1: Xác định mức chi phí của sản phẩm phụ và tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ so với từng sản phẩm chính
Tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ = Chi phí sản xuất sản phẩm phụ/ Chi phí sản xuất thực tế.
Bước 2: Tính giá thành sản phẩm chính
Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính còn dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – Giá trị sản phẩm thu hồi ước tính + Giá trị sản phẩm chính còn dở dang cuối kỳ.
- Ví dụ thực tế:
Giả định: Doanh nghiệp sản xuất đường trong T8/2023 có các khoản mục chi phí kế toán tập hợp được như sau:
Các chi phí | Đơn hàng |
---|---|
Nguyên vật liệu | 160.000 |
Nhân công | 30.000 |
Sản xuất chung | 20.000 |
Giá trị sản phẩm còn dở dang đầu tháng | 20.000 |
Giá trị sản phẩm còn dở dang cuối tháng | 30.000 |
Dựa vào các số liệu trên, ta tính được giá thành như sau:
- Chi phí sản xuất sản phẩm phụ = 10 tấn x 200 VNĐ/tấn = 2.000 VNĐ.
- Chi phí sản xuất thực tế = 20.000 VNĐ + (160.000 VNĐ + 30.000 VNĐ + 20.000 VNĐ) – 30.000 VNĐ = 200.000 VNĐ.
- Tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ = (2.000 VNĐ / 200.000 VNĐ) * 100% = 1%.
- Giá thành sản phẩm chính:
Chi phí | Giá trị DDĐK | Chi phí phát sinh | Giá trị DDĐK | Chi phí sản xuất SP phụ | Tổng giá thành | Giá thành |
---|---|---|---|---|---|---|
Nguyên vật liệu | 20.000 | 160.000 | 30.000 | 1.500 | 371.25 | |
Nhân công | – | 30.000 | – | 300 | 74.25 | |
Sản xuất chung | – | 20.000 | – | 200 | 49.25 | |
Tổng | 20.000 | 210.000 | 30.000 | 2.000 | 494.75 |
6. Phương pháp liên hợp
- Áp dụng trong điều kiện: Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp liên hợp thường là những doanh nghiệp có quy trình công nghệ và sản phẩm đặc biệt, yêu cầu sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau trong việc tính toán giá thành.
- Lĩnh vực: Doanh nghiệp đóng giày, dệt may, dệt kim, sản xuất hóa chất.
Phương pháp liên hợp là việc kết hợp các phương pháp được đề cập trên dựa trên các dữ liệu và tình huống thực tế, ví dụ như kết hợp phương pháp hệ số với việc loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Lời kết
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được khái niệm và cách tính giá thành sản phẩm. Mong rằng với những thông tin chia sẻ từ XSale, các nhà bán hàng sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về khía cạnh này.