Trong hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chủ doanh nghiệp. Doanh thu hỗ trợ việc tăng lợi nhuận, giá trị của công ty, cũng như là thước đo sự hiệu quả của các chiến dịch kinh doanh mà doanh nghiệp triển khai. Vậy doanh thu bán hàng là gì? Công thức tính doanh thu bán hàng như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Doanh thu bán hàng là gì?
Doanh thu bán hàng (Sales Revenue) được hiểu đơn giản là toàn bộ số tiền thu được trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của cá nhân kinh doanh hay doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng là nguồn tài chính hỗ trợ doanh nghiệp chi trả các khoản phí. Bên cạnh đó, đây được xem là một trong các chỉ số vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp vào việc làm gia tăng vốn chủ sở hữu.
Các loại doanh thu bán hàng và cách tính
Doanh thu có thể được phân chia thành rất nhiều loại. Tuy nhiên, nhà quản lý cần hiểu rõ về 2 loại doanh thu bán hàng chính sau:
1. Doanh thu tổng
Doanh thu tổng là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được trong quá trình buôn bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ. Cho doanh nghiệp biết mức thu nhập tổng cộng trước khi khấu trừ các chi phí.
Công thức tính tổng doanh thu bằng:
Tổng doanh thu = Số lượng sản phẩm bán ra x Giá bán
2. Doanh thu thuần
Doanh thu thuần là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Từ chỉ số này, doanh nghiệp sẽ đo lường được hiệu suất kinh doanh cơ bản và biết được mức thu nhập từ sản phẩm hoặc dịch vụ chính.
Công thức tính doanh thu thuần bằng:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Khoản giảm trừ
Trong đó, khoản giảm trừ ở đây sẽ thường bao gồm các chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị đổi trả và khấu trừ thuế.
- Chiết khấu thương mại: là số tiền giảm giá hoặc giảm trừ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, được áp dụng dưới nhiều hình thức như giảm giá trực tiếp, tặng phẩm kèm theo, hoặc miễn phí vận chuyển.
- Giá trị hàng bán bị đổi trả: là phần bị khách hàng yêu cầu đổi hoặc hoàn trả do vi phạm hợp đồng, hàng kém chất lượng, không đúng mẫu. Giá trị hàng bán bị đổi trả chỉ được tính khi hàng bán đã được xác định là khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
- Khấu trừ thuế: là tiền thuế phải trả dựa trên các khoản chi tiêu được công nhận theo quy định thuế.
Doanh thu tổng cho biết số tiền thu được trước khi tính đến bất kỳ chi phí nào, trong khi doanh thu thuần tập trung vào hiệu suất kinh doanh cơ bản và biểu thị mức thu nhập từ sản phẩm hoặc dịch vụ chính.
Vai trò của doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng có ý nghĩa và vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Giúp chi trả các nguồn chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ tăng tốc độ lưu chuyển nguồn vốn và tăng vòng quay vốn.
- Xác định kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng kỳ, từng quý,…
- Việc tăng doanh thu bán hàng cũng đồng nghĩa với việc giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Giúp doanh nghiệp nắm bắt được sản phẩm hoặc dịch vụ nào có nhu cầu cao để tiếp tục đầu tư và mở rộng. Ngược lại, giảm thiểu và ngừng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ không có nhu cầu.
Cách tăng doanh thu bán hàng
Các chủ kinh doanh, doanh nghiệp muốn có được lợi nhuận cao thì trước hết phải tạo được ra doanh thu lớn. Dưới đây là một số cách để giúp cho bạn có được doanh thu bán hàng tốt và hiệu quả nhất.
Xác định đối tượng khách hàng
Phác họa chân dung khách hàng trên các khía cạnh như nhân khẩu học, sở thích, hành vi và những yếu tố tác động đến hành vi mua sắm hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ.
Khách hàng là người đem về doanh thu cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, chủ kinh doanh phải xác định được đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và nhu cầu của họ. Hiểu được khách hàng sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp thu hút được họ và gia tăng khả năng chuyển đổi mua hàng của khách hàng.
Gia tăng hoạt động bán hàng
Muốn gia tăng doanh thu, doanh nghiệp cần cải thiện quy trình bán hàng và nâng cao chất lượng của lực lượng bán hàng. Đồng thời, luôn đảm bảo đơn hàng giao đến khách hàng là tốt nhất và cảm giác hài lòng khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Đặc biệt, khi hoạt động bán hàng được triển khai liên tục và đảm bảo chất lượng tốt nhất, doanh thu bán hàng của đơn vị kinh doanh sẽ gia tăng và đạt được hiệu suất cao.
Tăng giá trị đơn hàng trên mỗi khách hàng
Một trong những cách để gia tăng doanh phổ biến thu chính là tăng giá trị đơn hàng trên mỗi khách hàng. Khi giá trị đơn hàng tăng cao, đồng nghĩa với việc số tiền thu được từ mỗi đơn hàng cũng tăng, từ đó tăng doanh thu bán hàng.
Tuy nhiên, nếu gia tăng giá trị đơn hàng thì chất lượng của đơn hàng cũng phải được đảm bảo và có chất lượng cao. Bởi lẽ, chất lượng sản phẩm vẫn phải được đặt lên hàng đầu, thay vì lợi ích doanh thu trước mắt.
Một số cách tăng giá trị đơn hàng có thể kể đến như thẻ thành viên, các quà tặng khuyến mãi đi kèm, ưu đãi vận chuyển,… Giá trị đơn hàng tăng sẽ giúp nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu chi phí.
Xây dựng tập khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành chỉ chiếm 20% trong tổng số khách hàng nhưng mang lại 80% lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, đơn vị kinh doanh cần tạo lập một mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Hoạt động này sẽ giúp gia tăng khả năng tái mua hàng của khách hàng. Từ đó, có được nguồn doanh thu bền vững và tiết kiệm các chi phí tìm kiếm khách hàng mới. Tuy nhiên, để đảm bảo khách hàng luôn lựa chọn thương hiệu, doanh nghiệp cần đầu tư vào các hoạt động chăm sóc khách hàng và mang lại cho họ các trải nghiệm tuyệt vời nhất khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Kết luận
Doanh thu bán hàng là một trong những chỉ số quan trọng mà nhà quản lý cần quan tâm để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hy vọng rằng bài viết vừa rồi đã cung cấp đầy đủ thông tin về doanh thu bán hàng cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn của XSale để được giải đáp nhé!
Xem thêm: 4 Cách Quản lý Doanh thu Bán hàng mà Doanh nghiệp chưa biết