fbpx

Doanh số bán hàng là gì? Công thức tính và cách tăng doanh số

Doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng là hai khái niệm tuy khác nhau nhưng có sự liên quan mật thiết và thể hiện các giá trị tăng trưởng của doanh nghiệp. Vậy 2 khái niệm này có gì khác nhau và đâu là những chiến lược giúp tăng doanh số tốt nhất mà mọi nhà bán hàng cần biết? Hãy cùng XSale tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!  

Doanh số bán hàng là gì?

Doanh số bán hàng là tổng số tiền hoạt động kinh doanh mang lại trong một khoảng thời gian nhất định. Nó bao gồm số tiền đã thu về, số tiền chưa thu về như nợ hàng ký gửi, bán hộ,… Doanh số bán hàng bao gồm cả doanh thu của cửa hàng và tiền bán hàng.

Doanh số bán hàng là gì

Cách tính doanh số bán hàng:

Doanh số bán hàng = Số lượng sản phẩm/dịch vụ bán ra x giá bán của sản phẩm/dịch vụ

Ví dụ cụ thể:

Một shop online A kinh doanh sản phẩm son với giá 150.000 VNĐ/ thỏi ra ngoài thị trường. Trong ngày 10/09/2023, shop bán được 100 thỏi cùng loại. Như vậy, doanh số bán hàng của shop được xác định là:

Doanh số = 100 thỏi son x 150.000 VNĐ/ thỏi = 1.500.000 VNĐ

Đây chính là số tiền mà shop đạt được từ việc bán 100 thỏi son trong khoảng thời gian đã định.

Doanh số và doanh thu: Đâu là sự khác biệt?

Doanh số vs doanh thu

Do không hiểu rõ bản chất nên có rất nhiều người thường xuyên nhầm lẫn giữa hai khái niệm doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng. Điều này có thể gây ra một số sai lầm khi thực hiện đánh giá năng lực kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy sự khác nhau giữa doanh số và doanh thu bán hàng là gì và làm sao để phân biệt 2 khái niệm này?

Tiêu chíDoanh số Doanh thu
Khái niệmTổng thu nhập từ hoạt động bán hàng của một doanh nghiệp.Toàn bộ số tiền doanh nghiệp tạo ra, bao gồm cả khoản thu chính và phụ thu (nếu có).
Cách tínhĐược tính bằng cách nhân tổng hàng hóa/dịch vụ được bán với giá bán.Được tính bằng cách cộng doanh thu với thu nhập khác, bao gồm tiền lãi kiếm được hay thu nhập từ việc bán tài sản…
Nguồn thuNguồn luôn đến từ hoạt động bán các sản phẩm của cửa hàng.Nguồn có thể từ nhiều nguồn thu nhập khác.
Ý nghĩaThể hiện khả năng bán hàng hóa/dịch vụ chính của doanh nghiệp để kiếm lợi nhuận.Thể hiện khả năng đầu tư và phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp để tối đa hóa thu nhập.

>>> Xem thêm: Doanh thu bán hàng là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Vai trò của doanh số bán hàng đối với doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả kinh doanh

Đánh giá hiệu quả kinh doanh

Thông qua doanh số bán hàng, các doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá mức độ hiệu quả và thành công của việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Từ đó có cách khắc phục kịp thời trong tình trạng doanh số liên tục giảm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của công ty.

Quản lý dòng tiền

Quản lý dòng tiền

Quản lý dòng tiền luôn là yếu tố cần thiết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Việc theo dõi và đảm bảo doanh số bán hàng giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền tốt hơn. Cụ thể là tạo ra được dòng tiền dương, tức là số tiền nhận vào nhiều hơn số tiền chi ra.

Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Khi công ty đạt được doanh số tốt, đương nhiên là nhân viên sẽ cảm thấy vui mừng và có động lực cao hơn để hoàn thành nhiệm vụ của họ một cách xuất sắc. Sự hài lòng của một số lượng lớn nhân viên với doanh số và tăng trưởng của công ty sẽ phản ánh vào dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng. Điều này tạo ra một môi trường và văn hóa doanh nghiệp tốt, khuyến khích sự phát triển tích cực của doanh nghiệp.

6 cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả doanh nghiệp nên biết

Khi thị phần ngày càng bị chia nhỏ, mỗi nhà bán hàng đều muốn bán sản phẩm, dịch vụ của mình nhiều nhất trong khi khách hàng chỉ muốn mua sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, chế độ hậu mãi ổn. Điều này gây ảnh hưởng không ít đến doanh thu của các chủ kinh doanh. Dưới đây là những cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả mà các doanh nghiệp có thể tham khảo áp dụng:

Lựa chọn mức giá phù hợp

Nhà bán hàng cần nghiên cứu thị trường để xác định mức giá phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ của mình. Nếu sản phẩm/dịch vụ có giá trị cao, hãy đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm phải đi đôi với giá thành đó.

Trên thực tế, mức giá chịu ảnh hưởng lớn bởi cảm nhận của khách hàng về giá trị họ nhận được. Nếu sản phẩm của bạn vượt trội hơn hẳn đối thủ cạnh tranh thì mức giá cao hơn hoàn toàn phù hợp. Cách chốt đơn nếu khách hàng chê đắt là bạn hãy tập trung vào sự khác biệt mà giá trị sản phẩm mang lại so với đối thủ.

Cho phép trải nghiệm lợi ích miễn phí

Nhóm khách hàng tiềm năng thường có xu hướng mua sản phẩm nhiều hơn nếu họ được dùng thử trước. Nhà bán hàng hãy quay video giới thiệu tính năng sản phẩm và cho khách hàng dùng thử miễn phí một số tính năng nổi bật. Đây sẽ là cơ sở để kích thích họ quan tâm, mong muốn sở hữu sản phẩm hơn.

Giảm giá hoặc chiết khấu

Giảm giá hay chiết khấu là cách nhiều doanh nghiệp sử dụng để kích thích tiêu dùng hoặc để đẩy bán nhanh những hàng hóa tồn kho lâu.

Tuy vậy, việc áp dụng giảm giá không phải là một giải pháp bền vững, vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Hơn nữa, việc giảm giá còn có thể làm giảm giá trị của sản phẩm trong mắt khách hàng. Khi giá sản phẩm tăng, khách hàng có thể chuộng lựa chọn hãng khác thay vì tiếp tục mua hàng từ công ty của bạn. Lời khuyên từ Xsale là bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi áp dụng cách thức này.

Tăng thêm lợi ích khi mua hàng

Thay vì áp dụng giảm giá, doanh nghiệp có thể tạo thêm giá trị cho khách hàng bằng cách tặng quà, mở rộng dịch vụ, cung cấp giao hàng miễn phí hoặc thậm chí cung cấp mã giảm giá cho lần mua tiếp theo. Phương pháp này không chỉ khuyến khích khách hàng mua hàng mà còn tăng cường mức độ hài lòng và lòng trung thành đối với doanh nghiệp.

Tạo ra sự khan hiếm

Sự hiếm có của sản phẩm là một yếu tố thu hút người mua. Đó là lý do tại sao nhiều hãng chỉ cung cấp một số lượng hạn chế cho các mặt hàng của họ. Điều này giúp tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm, vì người dùng thường có tính “kị” đối với những sản phẩm hiếm và luôn mong muốn sở hữu một món hàng mà không phải ai cũng có.

Ngoài ra, người tiêu dùng thường có tâm lý FOMO (Fear of missing out, hay sợ bị bỏ lỡ) rất mạnh. Vì vậy doanh nghiệp nên tận dụng điều này để tạo ra những chương trình ưu đãi hoặc phát hành sản phẩm có thời gian bán nhất định để đề cao tính cấp bách, kích thích khách hàng mua càng sớm càng tốt.

Bán hàng chéo & bán hàng gia tăng

Nhiều doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng hai phương pháp bán hàng là bán hàng chéo (cross-selling) và bán hàng gia tăng (up-selling).

  • Bán hàng chéo (cross-selling) là phương thức mà người bán đề xuất cho khách hàng mua các sản phẩm liên quan. Ví dụ, khi khách hàng mua một cây cảnh, người bán có thể đề nghị mua thêm một cái chậu.
  • Bán hàng gia tăng (up-selling) là phương thức mà người bán đề xuất cho khách hàng mua các sản phẩm tương tự nhưng có giá trị cao hơn. Ví dụ, người bán có thể gợi ý khách hàng mua một chiếc laptop với cấu hình tốt hơn và giá cao hơn so với sản phẩm ban đầu mà khách hàng đã chọn.

Cả hai phương pháp này, nếu được áp dụng một cách khéo léo, sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và giá trị sản phẩm mà không khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, hay có cảm giác bị “mồi chài”.

Cách tăng doanh số bán hàng

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về doanh số bán hàng và tuyệt chiêu tăng doanh số bán hàng hiệu quả trong mọi lĩnh vực mà XSale muốn gửi đến các nhà bán hàng. Hy vọng rằng bài viết đã giúp ích phần nào cho nhà quản lý trong việc giải quyết bài toán về doanh số trong kinh doanh.

Xem thêm: 4 Cách Quản lý Doanh thu Bán hàng mà Doanh nghiệp chưa biết

Đánh giá bài viết này
Trang Nguyen
Trang Nguyen
Chuyên gia Tư vấn & Chuyển đổi số Bán hàng
Chia sẻ:
XSale - Phần mềm quản lý bán hàng online toàn diện với 50.000 doanh nghiệp đang sử dụng.