Trong kinh doanh, để có thể thành công thu hút khách hàng, doanh nghiệp sẽ phải khéo léo dùng đến một chút “mánh khóe” trong bán hàng, hay được gọi là thủ thuật bán hàng. Không chỉ giúp nhà bán hàng tối ưu hóa lợi nhuận, thủ thuật bán hàng còn là công cụ giúp chinh phục được người mua hàng khó tính nhất, biến họ trở thành khách hàng trung thành đi cùng mình. Trong bài viết này, XSale sẽ chỉ bạn top 7 thủ thuật bán hàng đỉnh cao giúp doanh nghiệp bạn đột phá doanh số.
Mục lục
Thủ thuật bán hàng là gì?
Thủ thuật bán hàng là những chiến lược và phương pháp tiếp cận độc đáo nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc lồng ghép các thủ thuật bán hàng thông minh sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tầm quan trọng của thủ thuật bán hàng
Thủ thuật bán hàng đóng một vai trò quan trọng không chỉ tăng cường hiệu quả kinh doanh, mà còn cải thiện trải nghiệm của khách hàng và quản lý hiệu quả hàng tồn kho.
- Tăng doanh thu/lợi nhuận: Thủ thuật bán hàng giúp tối ưu hóa giá trị từng giao dịch, qua đó sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Cung cấp các lựa chọn phù hợp cho khách hàng, giúp nâng cao sự hài lòng và trải nghiệm mua sắm đối với họ.
- Giảm tình trạng hàng tồn kho lưu đọng: Thông qua việc bán hàng chéo như đề xuất bán thêm các mặt hàng tồn lưu kho hay tặng kèm nhưng tăng giá bán, sẽ giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa việc quản lý hàng tồn kho.
7 Thủ thuật bán hàng thông minh, hiệu quả nhất
Áp dụng kỹ thuật bán hàng Up-selling và Cross-selling
Upselling và Cross-selling là hai kỹ thuật bán hàng phổ biến được áp dụng từ rất lâu và cho đến nay chúng vẫn rất hiệu quả. Nếu như Upsell là để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm cao cấp hơn thì Cross-selling (bán chéo) là khuyến khích khách hàng mua thêm các sản phẩm liên quan để tăng cường trải nghiệm hoặc đáp ứng nhu cầu bổ sung.
Cả Upselling và Cross-selling, đều giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và tối ưu hóa lợi nhuận, thông qua việc khách hàng chấp nhận mua sản phẩm cao cấp hơn (Upselling) hoặc mua thêm các sản phẩm bổ sung (Cross-selling) mà không mất quá nhiều chi phí về marketing.
Bán hàng theo gói, combo
Thủ thuật bán hàng theo gói/combo là dịch vụ kết hợp từ 2 sản phẩm trở lên, đi kèm với mức giá ưu đãi – rẻ hơn so với mua lẻ. Phương pháp này không chỉ tăng thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng, mà còn cho họ cảm giác được tiết kiệm từ việc mua combo, thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
Kỹ thuật này dựa trên việc kết hợp nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ vào một gói hoặc combo với giá cả hấp dẫn. Mục tiêu là khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn trong một lần mua sắm, đồng thời cung cấp cho họ cảm giác nhận được nhiều giá trị hơn so với việc mua từng sản phẩm riêng lẻ.
Bán hàng qua việc kể chuyện (Storytelling)
Kể chuyện (storytelling) là một thủ thuật giúp nhà bán hàng khéo léo tạo dựng sự kết nối cảm xúc với khách hàng. Câu chuyện được kể có thể là về nguồn gốc của sản phẩm, lịch sử thương hiệu hay xoay quanh những thứ mà thương hiệu đại diện.
Khi khách hàng cảm thấy có một mối liên kết cảm xúc với sản phẩm và thương hiệu, điều này sẽ đọng vào tâm lý họ được lâu hơn, đồng thời tăng khả năng trở thành người ủng hộ trung thành.
Tạo ưu đãi độc quyền có giới hạn thời gian
Đây cũng là một kỹ thuật bán hàng có tính hiệu quả cao, nhằm tạo ra sự khẩn trương, gấp gáp và thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
Cụ thể, doanh nghiệp của bạn cung cấp một loại ưu đãi mà chỉ có khách hàng của bạn mới có thể nhận được. Đó có thể là một sản phẩm đặc biệt, một dịch vụ bổ sung miễn phí, hoặc một mức giảm giá đặc biệt. Ưu đãi này chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này tạo ra một cảm giác khẩn cấp, khuyến khích khách hàng hành động ngay lập tức để không bỏ lỡ ưu đãi.
Tận dụng hiệu ứng “chim mồi”
Hiệu ứng “chim mồi” (Decoy effect) là một chiến lược tâm lý trong bán hàng, nơi khách hàng được dẫn dắt từ một sản phẩm ban đầu (chim mồi) đến việc chọn mua một sản phẩm khác đắt tiền hơn. Cụ thể, trong kỹ thuật này, người bán sẽ trưng bày một sản phẩm với giá cả cao (chim mồi) bên cạnh các sản phẩm tương tự nhưng giá rẻ hơn. Mặc dù khách hàng có thể không mua sản phẩm đắt tiền (chim mồi), nhưng họ sẽ cảm thấy các sản phẩm giá rẻ hơn trở nên hấp dẫn hơn và có giá trị hơn so với giá của chúng.
Để tăng hiệu quả bán hàng thông qua thủ thuật này, cần phải lập chiến lược định giá hợp lý và sự tinh tế trong cách thuyết phục khách hàng, nhằm tạo ra sự chuyển đổi mượt mà giữa các lựa chọn sản phẩm. Nếu “chim mồi” quá đắt hoặc không hợp lý, khách hàng có thể cảm thấy bị “gài” và quay lưng lại với doanh nghiệp bạn. Hãy chắc chắn rằng “chim mồi” của bạn phù hợp với những gì khách hàng của bạn đang tìm kiếm.
Tận dụng sức mạnh của con số 9
Đây là một thủ thuật bán hàng phổ biến, dựa trên tâm lý của người tiêu dùng bị giá cả chi phối, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua sắm. Cụ thể, người bán sẽ đặt giá sản phẩm với số cuối cùng là 9. Ví dụ, một sản phẩm có thể có giá 99.000 đồng thay vì 100.000 đồng. Mặc dù sự khác biệt về giá trị thực tế rất nhỏ, nhưng khách hàng thường cảm nhận rằng sản phẩm 99.000 đồng rẻ hơn nhiều so với sản phẩm 100.000 đồng.
Điều này xảy ra bởi vì khi chúng ta đọc các con số, chúng ta bắt đầu từ trái sang phải. Do đó, con số đầu tiên tạo ra ấn tượng mạnh mẽ nhất. Khi khách hàng nhìn thấy một mặt hàng giá 99.000 đồng, họ có xu hướng tập trung vào con số 9 đầu tiên và cảm nhận rằng giá cả thấp hơn nhiều so với thực tế.
Sử dụng âm thanh, màu sắc và mùi hương
Khi bước vào một cửa hàng quần áo hay một quán cà phê bất kỳ, bạn đã bao giờ bị ấn tượng ngay lập tức bởi mùi hương dễ chịu và âm nhạc tinh tế vang vọng khắp không gian chưa? Điều này không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà thực sự là kết hợp có chủ đích để kích thích cảm xúc tích cực của khách hàng.
Các yếu tố như âm thanh, màu sắc và mùi hương đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích cảm xúc, tạo ra một môi trường mua sắm dễ chịu, từ đó khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và hài lòng. Hơn nữa, khi khách hàng đã trải qua một lần mua sắm dễ chịu, họ có khả năng cao sẽ quay lại mua sắm cho những lần sau.
Lời khuyên từ XSale:
Có nhiều thủ thuật bán hàng khác nhau, nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp cần xác định xem đâu mới là thủ thuật phù hợp để áp dụng với từng giai đoạn, mục tiêu kinh doanh hay đặc thù của doanh nghiệp. Để áp dụng thủ thuật bán hàng hiệu quả trong năm 2024, doanh nghiệp cần kết hợp với việc sử dụng công cụ phân tích dữ liệu và tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm khách hàng liền mạch cho từng nhóm đối tượng.
Những sai lầm thường gặp khi áp dụng thủ thuật bán hàng
Áp dụng các “thủ thuật bán hàng” vào chiến lược kinh doanh là rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải lúc nào những chiến lược này cũng đem lại kết quả như mong đợi. Chính những sai lầm trong cách áp dụng có thể biến “thủ thuật” thành “trở ngại” và ngăn cản sự thành công của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Không hiểu rõ nhu cầu của khách hàng
Việc đưa ra các đề xuất không phù hợp hoặc không liên quan tới nhu cầu cụ thể của khách hàng, thì họ thường sẽ bỏ qua các chiến dịch tiếp cận của bạn, điều này không chỉ giảm khả năng thành công mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Lời khuyên cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần thu thập và phân tích thông tin khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của từng nhóm đối tượng. Sau đó, sử dụng dữ liệu này để tạo ra các đề xuất cá nhân hóa và phù hợp hơn.
Áp đặt quá nhiều sự lựa chọn
Một sai lầm phổ biến mà nhiều doanh nghiệp mắc phải là áp đặt quá nhiều lựa chọn lên khách hàng. Ví dụ việc cố gắng mạnh mẽ thuyết phục khách hàng chọn gói combo nhiều món, mà không xem xét nhu cầu thực sự của họ, khiến họ cảm thấy bị ngộp, dẫn đến quyết định không mua hàng, thậm chí có cái nhìn tiêu cực về thương hiệu.
Lời khuyên cho doanh nghiệp: Hãy tập trung vào việc cung cấp thông tin hữu ích, lắng nghe nhu cầu và tôn trọng quyết định của khách hàng. Hãy khiến cho quá trình mua sắm của họ trở nên dễ dàng và thoải mái.
Không tập trung vào xây dựng mối quan hệ
Nếu quá tập trung vào việc chốt sale, mà quên đi xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, họ sẽ cảm thấy thiếu đi sự chân thành và thiếu quan tâm đến nhu cầu của họ, dẫn đến sự mất lòng tin và từ đó giảm lòng trung thành với thương hiệu.
Lời khuyên cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc chăm sóc khách hàng hơn, hay tặng quà ưu đãi cho lần mua sắm tiếp theo để họ cảm thấy được quan tâm và trân trọng, từ đó thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng.
Lời kết
Như vậy là XSale đã vừa giúp bạn nắm được top 7 thủ thuật bán hàng hiệu quả mà bạn có thể ngay lập tức áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Hy vọng rằng những thủ thuật được liệt kê trong bài viết này sẽ là tiền đề giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng trưởng doanh thu bền vững.
Xem thêm: Hiểu về hành vi mua hàng: Khái niệm, phân loại, yếu tố ảnh hưởng