fbpx

Mở cửa hàng giày dép cho người mới bắt đầu cần bao nhiêu vốn?

Thị trường giày dép là một mảnh đất màu mỡ, tuy nhiên, nếu muốn kinh doanh tốt, thu về lợi nhuận cao, bạn cần nắm được những thông tin liên quan như cần bao nhiêu vốn mở cửa hàng, kinh nghiệm mở shop giày dép giúp bạn thành công… Trong Bài viết dưới đây XSale sẽ “bóc tách” những kiến thức quan trọng về mở cửa hàng bán giày dép.

Mở cửa hàng giày dép cần bao nhiêu vốn?

Để mở một cửa hàng giày dép, bạn cần xác định số vốn mà bạn có thể bỏ ra, bao gồm những khoản chi phí khác. Thông thường, số vốn ban đầu để mở cửa hàng giày dép sẽ khoảng ít nhất 70 – 100 triệu đồng, tùy thuộc vào phân khúc mặt hàng mà bạn muốn kinh doanh.

Chi phí thuê mặt bằng

Nếu bạn mong muốn có một không gian trưng bày và tư vấn thoải mái cho tất cả khách hàng, hãy xem xét việc chọn một mặt bằng có diện tích khoảng 20m2. Thông thường, thuê mặt bằng cho cửa hàng giày dép có thể rơi vào khoảng 5 – 7  triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, tùy vào vị trí của cửa hàng ví dụ như ở các vị trí tiềm năng, mặt tiền thì chi phí sẽ cao hơn và ước tính khoảng từ 15 – 20 triệu đồng.

Chi phí thuê mặt bằng

Thông thường, chủ cửa hàng phải trả một khoản tiền cọc trước khi thuê mặt bằng, thường là từ 3 đến 6 tháng tiền thuê. Do đó, chi phí thuê mặt bằng thường chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư ban đầu của chủ cửa hàng.

Sau khi hoàn tất việc thuê mặt bằng, chủ shop cần xem xét việc mua sắm để trang trí cửa hàng. Nhìn chung, chi phí cơ bản để mua các trang thiết bị phục vụ cho cửa hàng giày dép sẽ nằm trong khoảng 10 – 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, nếu bạn có nguồn ngân sách hạn chế, bạn có thể lựa chọn việc bán giày dép online. Các kênh bán hàng online sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí thuê cửa hàng vật lý, dễ dàng tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh số bán.

Chi phí nhập hàng hóa

Thông thường, chi phí nhập giày dép về bán sẽ chiếm khoảng 50 – 60% số vốn ban đầu. Tuy nhiên, chi phí nhập hàng bao nhiêu sẽ còn phụ thuộc vào phân khúc khách hàng mà cửa hàng hướng đến, từ giá rẻ cho đến cao cấp. Chính vì vậy, bạn cần dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu của mình để lựa chọn mặt hàng phù hợp nhất. Tiền nhập giày dép sẽ giao động khoảng 40 – 50 triệu đồng.

Để đạt được hiệu quả kinh doanh, nhà bán hàng nên cân nhắc lựa chọn nguồn hàng chất lượng, ổn định với giá cả hợp lý.

Chi phí thuê nhân viên

Xác định mức ngân sách để chi trả cho nhân viên cũng là việc quan trọng trong tổng chi phí khi mở cửa hàng giày dép. Nhà bán hàng nên xác định mức lương cho từng vị trí công việc, đồng thời bao gồm các khoản trợ cấp và phụ cấp khác. Chi phí để chi trả cho nhân viên sẽ rơi vào khoảng 6 triệu đồng/nhân viên/tháng.

Chi phí sử dụng các biện pháp quản lý kinh doanh

Đối với số lượng hàng hóa lớn, nhà bán hàng nên bỏ ra một mức ngân sách nhất định để sử dụng các biện pháp quản lý kinh doanh, đặc biệt là phần mềm quản lý bán hàng. Trên thị trường hiện nay có vô vàn phần mềm bán hàng cho bạn lựa chọn, trong đó XSale là phần mềm có giao diện đơn giản và phù hợp với hầu hết các mô hình kinh doanh của người Việt.

Phần mềm quản lý bán hàng XSale sở hữu đầy đủ các tính năng như quản lý kho, quản lý đơn hàng và sản phẩm bằng mã vạch. Chủ shop có thể quản lý tất cả các hoạt động bán hàng của cửa hàng ngay trên một nền tảng của phần mềm.

Chi phí cần bỏ ra để sử dụng phần mềm quản lý bán hàng XSale:

  • Gói nâng cao: 59.000 VNĐ/ người dùng/ tháng – Dành cho cửa hàng có lượng khách hàng lớn và mong muốn sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng toàn diện.
  • Gói bảo mật: 99.000 VNĐ/ người dùng/ tháng – Dành cho cửa hàng muốn sở hữu khả năng kiểm soát bảo mật chặt chẽ và ngăn chặn tình trạng rò rỉ dữ liệu.

Chi phí dự trù

Chi phí dự trù

Dự trù chi phí là một yếu tố quan trọng trong việc điều hành bất kỳ loại hình kinh doanh nào, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh doanh giày dép. Thông qua việc tính toán và dự trù các khoản chi phí phát sinh khác, chủ cửa hàng có thể kiểm soát tài chính của mình và chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra trong quá trình bán giày dép.

Bạn có nên mở cửa hàng kinh doanh giày dép hay không?

Hiện nay, sự gia tăng về mức thu nhập và nhận thức của người dân về các sản phẩm thời trang đang tăng lên. Con người đang ngày càng quan tâm nhiều hơn về cả đời sống vật chất lẫn tinh thần, Chính vì vậy, các sản phẩm thời trang, trong đó có giày dép đang được đẩy mạnh kinh doanh hơn nữa.

Mua giày dép ngày này không đơn thuần chỉ là bảo vệ đôi chân mà còn mang tính thời trang và nhu cầu về làm đẹp. Khách hàng thường không ngần ngại chi trả một số tiền lớn để lựa chọn loại giày dép phù hợp với phong cách và địa vị của họ. Chính vì vậy, nhu cầu về giày dép của mọi người đang ngày càng đa dạng và yêu cầu ngày càng cao. Đây được xem là một món phụ kiện đi kèm với trang phục không thể thiếu của cả phụ nữ và đàn ông.

Bạn có nên mở cửa hàng kinh doanh giày dép hay không?

Thị trường giày dép đang ngày càng có tiềm năng đối với bất cứ ai muốn tham gia vào ngành kinh doanh này. Tuy nhiên, bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng sẽ có những cơ hội và rủi ro khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần xác định những lợi thế của cửa hàng mình và những rủi ro có thể gặp phải để cân nhắc xem có nên kinh doanh giày dép hay không nhé!

Mở cửa hàng giày dép có thể gặp những khó khăn nào?

Trên thị trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, bất cứ chủ shop kinh doanh nói chung hay giày dép nói riêng đều gặp những rủi ro và khó khăn nhất định.

  • Có thể khó bắt kịp sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng về màu sắc, kiểu dáng, hay chất lượng,…
  • Không biết cách tìm kiếm nguồn hàng có sản phẩm đẹp, đa dạng với mức giá phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu; cũng như là những nguồn cung cấp giày dép uy tín, đảm bảo có hàng cho những đơn hàng gấp.
  • Để đạt được lợi nhuận cao và cạnh tranh trong ngành kinh doanh giày dép, cần có một nguồn vốn đủ lớn để nhập hàng với số lượng lớn. Khi nhập hàng ít, giá cả thường cao hơn, dẫn đến khó khăn trong việc đạt được lợi nhuận và cạnh tranh với các đối thủ khác.
  • Chưa biết cách sử dụng các kênh tiếp thị để thu hút khách hàng mới và biến khách hàng hiện tại thành khách hàng trung thành của cửa hàng.
  • Việc thường xuyên đối mặt với tình trạng tồn hàng gây khó khăn và tăng chi phí quản lý hàng tồn kho. Ngoài ra, không biết cách thanh lý những sản phẩm tồn này cũng là một vấn đề.

Một số các mô hình kinh doanh giày dép

Mở cửa hàng giày dép chính hãng

Mở cửa hàng giày dép chính hãng

Một trong số những mô hình kinh doanh giày dép phổ biến là mở shop giày chính hàng. Đây là mô hình yêu cầu vốn đầu tư ban đầu rất lớn để nhập hàng và trang trí không gian cửa hàng. Nhà bán hàng của shop giày chính hãng thường hướng đến việc mang lại trải nghiệm vượt trội cho khách hàng.

Một số thương hiệu giày chính hàng phổ biến mà nhà chủ shop có thể tham khảo bao gồm: Nike, Vans, Puma, Converse,… hoặc các thương hiệu Việt như Ananas hay Biti’s,…

Mở cửa hàng giày dép Quảng Châu (Trung Quốc)

Quảng Châu, Trung Quốc luôn là nơi cung cấp nguồn hàng đa dạng, nhiều mẫu mã với giá cả hợp lý cho các nhà bán hàng. Tuy nhiên, chất lượng của nguồn hàng này có thể không được đảm bảo và có độ bền thấp vì họ chủ yếu sản xuất giày dép theo xu hướng với số lượng lớn. Đối với mỗi lần nhập hàng sẵn, chủ shop sẽ cần khoảng 8 – 10 triệu đồng. Khi kinh doanh nguồn hàng này, bạn sẽ có thể thu hút khách hàng bằng mức giá hợp lý, thậm chí là rẻ với những mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, bạn cần cố gắng lựa chọn kỹ các mặt hàng có chất lượng tương đối cao hơn và thực hiện các chương trình khuyến mãi để cạnh tranh trên thị trường.

Mở cửa hàng giày dép trực tuyến

Mở cửa hàng giày dép online sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí thuê mặt hàng, số lượng hàng nhập không quá lớn và dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Nếu bạn đang có nguồn ngân sách hạn chế hoặc chưa muốn mạo hiểm mở cửa hàng vật lý thì mở shop online là giải pháp an toàn cho bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách làm cho khách hàng trở nên tin tưởng sản phẩm của mình và lựa chọn shop bạn thay vì hàng loạt các cửa hàng giày dép trên các kênh online khác.

Mở cửa hàng giày dép order

Mở cửa hàng giày dép order

Phương thức nhận order là việc đăng hình ảnh giày dép lên các mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Sau đó, bạn sẽ gom đơn hàng từ khách hàng và nhập hàng một lần để giảm thiểu chi phí. Với phương thức này, bạn không cần có một số vốn ban đầu lớn. Bởi vì bạn không cần phải nhập hàng sẵn, và bạn còn có thể yêu cầu khách hàng đặt cọc trước. Nhà bán hàng có thể yêu cầu đặt cọc 50% giá trị đơn hàng từ khách hàng và thanh toán phần còn lại sau khi đã nhận hàng thành công.

Kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép hiệu quả cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép hiệu quả cho người mới bắt đầu

Nghiên cứu thị trường và xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Thị trường giày dép rất đa dạng với nhiều mẫu mã, thương hiệu và phân khúc khách hàng khác nhau. Vì vậy, cửa hàng giày dép không thể nhập về tất cả các loại sản phẩm để kinh doanh. Việc xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và phân khúc giày dép mà cửa hàng hướng đến là một yếu tố vô cùng quan trọng để thực hiện hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Chủ shop nên bắt đầu tìm hiểu nhu cầu thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu của cửa hàng, bao gồm các yếu tố như giới tính, thu nhập, nhu cầu và tần suất tiêu thụ giày dép của họ.

Lựa chọn nguồn hàng phù hợp

Trên thị trường, có nhiều nguồn cung cấp sỉ với đa dạng mức giá. Các đại lý và nhà xưởng sản xuất giày dép thường có chính sách ưu đãi đặc biệt cho các đơn vị nhập sỉ, với mức chiết khấu cao nhằm khuyến khích các nhà bán lẻ mua số lượng lớn. Bằng cách trở thành đối tác và hợp tác với 2,3 xưởng sản xuất, bạn có thể lựa chọn xưởng phù hợp và uy tín. Kinh doanh giày dép có tiềm năng mang về lợi nhuận cao và ổn định hơn nhiều so với nhiều loại hàng hóa khác.

Tạo trải nghiệm mua sắm vượt trội

Để thu hút khách hàng và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, chủ cửa hàng nên tạo ra một không gian cửa hàng hấp dẫn, thoải mái và chuyên nghiệp. Bằng cách tạo ra trải nghiệm mua sắm vượt trội, bạn có thể nổi bật trong lòng khách hàng và tạo dựng hình ảnh độc đáo cho cửa hàng giày dép của bạn.

Chăm sóc khách hàng thường xuyên

Cửa hàng nên thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng hiện tại thường xuyên và biến họ thành khách hàng trung thành của mình. Thông qua việc tư vấn khách hàng mua hàng và khiến họ tin tưởng rằng họ sẽ có được hỗ trợ nhiệt tình. Việc này có thể giúp shop của bạn giữ chân được khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng cho cửa hàng.

Nâng cao doanh số bán nhờ các chiến lược tiếp thị

Để tăng khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng mới, chủ shop có thể sử dụng các kênh quảng cáo và tiếp thị như mạng xã hội, website, quảng cáo truyền thông địa phương và hợp tác với các influencer thời trang. Khi thực hiện hiệu quả các chiến lược quảng cáo và tiếp thị một cách, bạn có thể tạo ra sự nhận diện thương hiệu, mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng, thúc đẩy tương tác và tương tác xã hội, và đo lường hiệu quả của các hoạt động tiếp thị.

Lời kết

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết để quyết định nên mở cửa hàng giày dép hay không? và một số kinh nghiệm kinh doanh giày dép hiệu quả.

Đánh giá bài viết này
Phan Chi
Phan Chi
Chuyên gia nghiên cứu thị trường và Chuyển đổi số doanh nghiệp
Chia sẻ:
XSale - Phần mềm quản lý bán hàng online toàn diện với 50.000 doanh nghiệp đang sử dụng.