Để mở cửa hàng và cạnh tranh hiệu quả trong thị trường quần áo nam, bạn cần nắm được những thông tin về xu hướng tiêu dùng, nguồn vốn và các kinh nghiệm bán hàng. Hãy để XSale cung cấp cho bạn các kiến thức để kinh doanh quần áo nam hiệu quả, nâng cao doanh số bán và năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Mục lục
Muốn mở shop quần áo nam cần chuẩn bị những gì?
Để thực hiện kinh doanh quần áo nam thành công, chủ cửa hàng cần phải chuẩn bị các công việc dưới đây để việc khai trương shop trở nên thuận lợi hơn.
Chuẩn bị nguồn vốn ban đầu
Trong kinh doanh, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà bất cứ chủ kinh doanh nào cũng nên xác định chính xác và chuẩn bị sẵn sàng. Sự thuận lợi và thành công của cửa hàng sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn và quy mô kinh doanh. Do đó, trước khi quyết định mô hình kinh doanh, quan trọng là phải xác định số vốn hiện có và cần có để thực hiện hoạt động kinh doanh.
Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
Khi kinh doanh quần áo nam, việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu là rất quan trọng để định hình chiến lược kinh doanh và tiếp cận thị trường hiệu quả.
- Độ tuổi: Bạn cần xác định người mua trong một khoảng độ tuổi cụ thể, có thể bao gồm các nhóm sau: Nam giới trẻ (18-30 tuổi), nam trung niên (30-45 tuổi).
- Phong cách và xu hướng: Tập trung đến nhóm khách hàng yêu thích phong cách thời trang đặc biệt, như hiện đại, cổ điển, thể thao, hay streetwear. Bạn có thể tìm hiểu các xu hướng thịnh hành và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong phân khúc phong cách nhất định.
- Nhu cầu công việc và sự kiện: Cửa hàng nên quyết định cung cấp cho nhóm khách hàng có nhu cầu mua quần áo để đi làm, trang phục hàng ngày hay tham dự các sự kiện đặc biệt, hoặc tham gia các hoạt động thể thao.
- Đặc điểm địa lý: Xác định vùng địa lý cụ thể mà bạn muốn phục vụ, như thành phố lớn, khu vực nông thôn, hoặc khu vực du lịch.
- Kích cỡ và phù hợp với người dùng: Tùy vào mục tiêu của bạn, bạn có thể tập trung vào nhóm khách hàng có kích cỡ và sở thích phù hợp, bao gồm cả quần áo nam cỡ lớn và quần áo theo xu hướng.
Việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu của cửa hàng sẽ giúp bạn nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, chủ shop có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, dễ tiếp cận và tạo sự hài lòng cho khách hàng.
Xác định đối thủ cạnh tranh
Lĩnh vực thời trang là một mảnh đất màu mỡ để những người kinh doanh khởi nghiệp, bởi nó mang lại lợi nhuận khổng lồ và luôn có nhu cầu từ thị trường lớn. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này không phải là ít. Điều này đòi hỏi bạn phải có những chiến lược kinh doanh độc đáo và hiệu quả để duy trì vị thế trên thị trường.
Nhà bán hàng cần xem xét xem đối thủ cạnh tranh đang có chiến lược kinh doanh như thế nào, giá bán sản phẩm là bao nhiêu hay lý do tại sao khách hàng lại lựa chọn đối thủ hiện tại,… Khi đó, bạn sẽ có được các thông tin cần thiết về đối thủ và đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
Muốn mở shop quần áo nam cần bao nhiêu vốn?
Số vốn cần thiết để mở một cửa hàng quần áo nam là một vấn đề quan trọng mà nhiều chủ shop trong lĩnh vực thời trang nam quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay một số chi phí ban đầu mà chủ cửa hàng phải bỏ ra khi kinh doanh quần áo nam.
Chi phí cố định
Thông thường số vốn ban đầu mà chủ cửa hàng cần có để mở shop quần áo nam sẽ rơi vào khoảng 150 – 250 triệu đồng. Tuy nhiên, con số này sẽ biến đổi tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như vị trí mặt bằng, loại sản phẩm, chi phí đào tạo và các hoạt động tiếp thị khác.
Chi phí thuê vị trí cửa hàng
Mức chi phí để thuê mặt bằng sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí, khu vực và diện tích của cửa hàng. Thông thường, mức chi phí này có thể dao động từ 7 triệu đến 10 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, ở các vị trí tiềm năng, chi phí sẽ giao động trong khoảng 20 – 39 triệu. Bạn cần lưu ý rằng chi phí thuê mặt bằng nên chiếm từ 10% đến 15% tổng số vốn đầu tư, nhằm đảm bảo an toàn tài chính trong quá trình kinh doanh.
Chi phí trang trí cửa hàng
Sau khi thuê mặt bằng, chủ cửa hàng cần xem xét chi phí để trang trí cửa hàng. Tuỳ thuộc vào thiết kế của cửa hàng, mức chi phí để mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho cửa hàng thời trang thường dao động trong khoảng 20 triệu đến 40 triệu đồng.
Chi phí cho nhân viên
Chủ cửa hàng cần xác định mức chi phí cụ thể cho từng vị trí công việc trong cửa hàng như nhân viên tư vấn bán hàng, nhân viên thu ngân, quản lý cửa hàng và tính toán các khoản chi phí lương, trợ cấp và phụ cấp khác. Thông thường, chi phí thuê nhân viên có thể dao động trong khoảng 6 triệu đồng/người/tháng.
Chi phí khác
Bên cạnh các chi phí trên, còn có những chi phí khác phát sinh có thể xảy ra trong quá trình mở cửa hàng quần áo nam. Để đảm bảo kế hoạch tài chính của cửa hàng, chủ shop nên dự phòng cho những rủi ro không mong muốn về mặt tài chính.
Ngoài ra, còn có các chi phí khác như chi phí hàng hóa bị lỗi, mất hàng trong quá trình vận chuyển, chi phí phải đền bù cho khách hàng do giao nhầm hàng, hoặc chi phí sửa chữa các trang thiết bị tại cửa hàng. Để đối phó với những vấn đề phát sinh có thể xảy ra, chủ cửa hàng nên thiết lập một quỹ dự phòng có số tiền từ 5 đến 10 triệu đồng. Điều này giúp bạn tự tin và linh hoạt trong việc giải quyết những vấn đề không mong muốn khi chúng xảy ra.
Trường hợp kinh doanh quần áo nam thành công
Anh Lại Huy Việt, sinh sống tại quận Ba Đình, Hà Nội, hiện là chủ sở hữu của hai cửa hàng quần áo nam và đạt được thu nhập hàng tháng là 50 triệu đồng. Trước đây, anh từng là một người thợ cắt tóc với mức lương thấp. Trong quá trình làm nghề, anh đã ghi nhận rằng nhiều người kinh doanh trực tuyến thông qua mạng xã hội đạt được lợi nhuận lớn. Nhận thấy tiềm năng phát triển của kinh doanh trực tuyến, anh quyết định mở cửa hàng quần áo nam tại Hà Nội.
Ban đầu, anh đã áp dụng chiến lược giảm giá từ 30% đến 40% tương tự như các cửa hàng khác. Tuy nhiên, anh không thể cạnh tranh được với các cửa hàng có uy tín. Sau đó, anh đã nảy ra ý tưởng bán dưới giá nhập. Tại cửa hàng, anh bán một chiếc áo phông với giá 40.000 đồng, có lỗ 5.000 đồng so với giá nhập. Tuy nhiên, để mua chiếc áo này, khách hàng cần mua ít nhất một sản phẩm khác tại cửa hàng.
Với mỗi sản phẩm bán kèm, anh lãi từ 100.000 đến 300.000 đồng. Mặc dù được gọi là một chiến dịch bán hàng không lợi nhuận, thực chất với giá bán của những chiếc áo đi kèm, anh đã thu được khoảng 40 triệu đồng lợi nhuận sau một tháng triển khai chiến dịch này.
Những kinh nghiệm giúp kinh doanh quần áo nam thành công
Để có được năng lực cạnh tranh và tồn tại lâu dài trên thị trường, chủ cửa hàng cần sở hữu kiến thức và kế hoạch kinh doanh quần áo hiệu quả. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích để bạn mở và kinh doanh cửa hàng quần áo nam một cách thành công:
Xây dựng một phong cách đồng nhất cho cửa hàng
Trong kinh doanh cửa hàng quần áo nam, việc tạo và duy trì một phong cách nhất quán cho cửa hàng của bạn là rất quan trọng. Điều này giúp khách hàng biết chính xác những gì họ có thể mong đợi khi đến thăm cửa hàng của bạn, chẳng hạn như phong cách bụi bặm, cá tính, trẻ trung, lịch lãm và nhiều phong cách khác.
Bằng cách gắn bó với một phong cách duy nhất, bạn sẽ dễ dàng xây dựng hệ thống khách hàng trung thành và tạo ra một nét cá tính riêng biệt cho cửa hàng quần áo nam của bạn. Từ đó, giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến bạn hơn so với các cửa hàng không có điểm đặc biệt và không có phong cách rõ ràng.
Thường xuyên cập nhật xu hướng thời trang nam
Ngành thời trang nam là một lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt, với nhiều đối thủ cùng kinh doanh. Để tồn tại và phát triển, bạn cần theo kịp xu hướng và cung cấp những sản phẩm đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng. Việc liên tục cập nhật xu hướng thời trang nam giúp bạn nắm bắt được xu hướng mới, tạo ra những mẫu sản phẩm độc đáo và trở thành lựa chọn ưu tiên của khách hàng.
Tuy vậy, bạn cũng cần xem xét kỹ về các mẫu thời trang mới mà bạn định nhập về, bởi chúng có thể không phù hợp với đối tượng khách hàng hoặc phong cách của cửa hàng của bạn.
Gia tăng tương tác với khách hàng
Tăng cường sự tương tác với khách hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích và yêu cầu của họ. Thông qua việc lắng nghe ý kiến và phản hồi từ khách hàng, bạn có thể điều chỉnh và cải thiện dịch vụ, sản phẩm và trải nghiệm mua sắm của mình để đáp ứng đúng những gì khách hàng mong đợi.
Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy được chú trọng và quan tâm, họ có xu hướng trở thành khách hàng trung thành và quay lại cửa hàng của bạn. Mối quan hệ tốt cũng tạo điều kiện cho việc xây dựng lòng tin và đồng cảm giữa bạn và khách hàng, giúp nâng cao khả năng thu lợi nhuận và tăng khả năng tiếp thị.
Thực hiện các chiến dịch tiếp thị hiệu quả
Một trong những lỗi phổ biến mà nhiều chủ shop mắc phải là ngừng tiếp thị khi họ đã thu hút được một số lượng khách hàng nhất định. Đây được xem là một sai lầm nghiêm trọng vì không có gì đảm bảo rằng khách hàng sẽ trở lại thường xuyên sau lần mua đầu tiên, ngay cả khi bạn áp dụng các chiến thuật giữ chân khác nhau.
Để thành công trong mở cửa hàng và kinh doanh thời trang nam, nhà bán hàng không nên ngừng tiếp tục tiếp thị và khám phá khách hàng mới. Một doanh nghiệp chỉ có thể phát triển thành công khi liên tục có được khách hàng mới và duy trì nhận thức của khách hàng về thương hiệu.
Lời kết
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết để mở shop quần áo nam và một số kinh nghiệm đã được đúc rút để kinh doanh quần áo nam thành công.