Facebook Marketplace là một nền tảng trực tuyến nơi người bán và người mua có thể gặp nhau để mua, bán hoặc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Chính vì vậy, nhà bán hàng có thể khai thác tiềm năng khi kinh doanh trên nền tảng này. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới bắt đầu bán hàng trên Marketplace thì hãy cùng XSale tìm hiểu ngay những thông tin quan trọng dưới đây nhé!
Mục lục
Facebook Marketplace là gì?
Facebook Marketplace được hiểu là một trung tâm thương mại lớn, được Facebook tạo nên để các doanh nghiệp và cá nhân có thể kinh doanh đa dạng các sản phẩm trên nền tảng đó. Đồng thời, Facebook Marketplace là một thị trường mở, nơi mọi người có thể tự do đăng tải các sản phẩm mà họ muốn kinh doanh hoặc tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ.
Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng truy cập vào nền tảng Facebook Marketplace. Bạn chỉ cần truy cập vào ứng dụng Facebook và nhấp vào biểu tượng 3 dấu gạch nằm ở dưới và chọn “Marketplace”. Tuy nhiên, Facebook Marketplace vẫn chỉ là kênh để trao đổi thông tin nên sẽ không có bất cứ trách nhiệm nào mà Facebook phải đảm bảo cho các giao dịch giữa người bán và người mua.
Phân loại các dạng Marketplace hiện nay
Dựa vào đối tác kinh doanh
Mô hình C2C Marketplace
C2C Marketplace là mô hình kinh doanh trực tuyến kết nối các cá nhân và hộ kinh doanh với người tiêu dùng thông qua sàn giao dịch. Nhà bán hàng có thể bán bất kỳ sản phẩm nào trên nền tảng này. Trong đó Facebook Marketplace là ví dụ cho loại mô hình này.
Đây là mô hình phù hợp với những người mới bắt đầu kinh doanh và có nguồn ngân sách hạn chế để đầu tư cho website hay marketing. Ở nền tảng này, bạn có thể sử dụng các tính năng trọn vẹn trong quản lý bán hàng như quản lý đơn hàng, thời gian giao hàng, lượng hàng trong kho,… để dễ dàng trao đổi với người mua hơn.
Mô hình B2C Marketplace
B2C Marketplace được xem là mô hình kinh doanh trực tuyến để kết nối người tiêu dùng với các doanh nghiệp và nhà phân phối chính hãng. Điều khác biệt của hình thức B2C với C2C trên sàn thương mại điện tử là thông qua danh mục Mall, ví dụ như Lazada Mall, Shopee Mall,…
Để thực hiện kinh doanh mô hình này, các chủ shop cần phải cung cấp những giấy tờ, chứng từ được pháp luật công nhận. Đồng thời, việc bán hàng trên nền tảng này sẽ yêu cầu khắt khe và kiểm soát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, điều này mang lại niềm tin và sự tin tưởng cao hơn cho khách hàng.
Dựa vào sản phẩm
Marketplace dọc
Marketplace dọc là nền tảng trực tuyến bán các sản phẩm cùng loại đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trên thị trường. Có thể kể đến mô hình Marketplace của Baemin cung cấp các sản phẩm ăn uống đến từ đa dạng các nhà hàng khác nhau để phục vụ nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng.
Marketplace ngang
Marketplace ngang là nền tảng trực tuyến bán các sản phẩm khác nhau nhưng có cùng chung một ngành hàng hoặc các sản phẩm sở hữu những đặc điểm giống nhau. Có thể nhắc đến mô hình Marketplace của Now để cung cấp những sản phẩm chung trong lĩnh vực ăn uống, nhà hàng ăn uống,…
Marketplace hỗn hợp
Marketplace hỗn hợp là nền tảng trực tuyến bán đa dạng các loại sản phẩm từ các ngành hàng khác nhau. Điều này mang lại lợi ích cho khách hàng khi họ có thể tìm kiếm mọi thứ mà họ cần trên nền tảng. Ví dụ, Shopee cung cấp tất cả mọi sản phẩm với danh mục sản phẩm đa dạng như thời trang, mỹ phẩm, đồ điện tử, đồ da dạng,…
Tại sao bạn nên bán hàng trên Facebook Marketplace?
Thao tác đơn giản
Việc bán hàng trên Facebook Marketplace rất đơn giản với các thao tác dễ sử dụng. Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện mà không cần phải học những kỹ thuật phức tạp. Đáng chú ý là bạn không cần tạo thêm tài khoản cá nhân để bán hàng, bạn có thể sử dụng tài khoản của mình để đăng bài bán hàng.
Tiềm năng phát triển vượt trội
Với lượt truy cập lên đến hàng triệu mỗi ngày trên mạng xã hội Facebook và bán hàng online đang trở nên ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, người bán có thể dễ dàng tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng lớn. Từ đó, tăng doanh số bán và tiết kiệm được ngân sách cho quảng cáo, chương trình giảm giá,…
Gia tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu của bạn
Sử dụng Marketplace giúp khách hàng dễ dàng khám phá cửa hàng của bạn, từ đó tăng sự nhận thức về thương hiệu và đóng góp vào việc tăng doanh số bán hàng trực tuyến. Để tăng khả năng hiển thị sản phẩm của bạn, nhà bán hàng cần hiểu cách danh mục hoạt động trong Facebook Marketplace.
Hướng dẫn cách thức đăng bài bán hàng trên Facebook Marketplace
1. Đăng bán hàng trên Marketplace bằng máy tính
Bước 1: bạn hãy vào trang chủ Facebook của bạn và chọn mục “Marketplace” (ở góc trái). Tiếp theo, chọn “Tạo bài viết niêm yết mới”.
Bước 2: Lựa chọn loại bài niêm yết dựa vào mặt hàng mà bạn muốn kinh doanh.
Bước 3: Nhà bán hàng tiến hành thêm ảnh, tiêu đề, tình trạng và giá bán của từng sản phẩm. Chọn “Xem trước bài niêm yết” bên góc phải để xem trước nội dung bài đăng.
Để có được kết quả tốt nhất, các bài đăng trên Marketplace cần chú ý:
- Đăng tối thiểu 2 ảnh cho một sản phẩm.
- Sử dụng từ khóa sản phẩm ngay trong tiêu đề và hình ảnh.
- Cung cấp tình trạng sản phẩm trong kho.
- Thêm hashtag đi kèm.
Bước 4: Để tăng lượt tiếp cận, hãy chọn nhóm bán hàng mà bạn đã tham gia.
Bước 5: Thực hiện đăng bài.
2. Đăng bán hàng trên Marketplace bằng điện thoại
Bước 1: Mở ứng dụng Facebook và chọn vào “Marketplace”.
Bước 2: Ngay trong giao diện của Marketplace, click chọn “bán” để tạo bài niêm yết mới và chọn nhóm hàng muốn kinh doanh.
Bước 3: Nhà bán hàng tiến hành thêm ảnh, tiêu đề, tình trạng và giá bán của từng sản phẩm.
Bước 4: Lựa chọn các hội nhóm để phân phối và gia tăng độ phổ biến của bài đăng bán hàng.
Bước 5: Tiến hành đăng bài.
Bí kíp bán đắt hàng trên Marketplace
Sử dụng trang cá nhân đáng tin cậy
Một trang cá nhân đáng tin cậy và chuyên nghiệp sẽ tạo thêm lòng tin cho khách hàng đối với cửa hàng của bạn. Đối xây dựng một trang cá nhân uy tín, bạn nên cung cấp các thông tin cơ bản như quê quán, địa chỉ, ảnh đại diện,… Khi sở hữu một tài khoản có số lượng người theo dõi và tương tác cao thì sẽ giúp tăng số lượng đơn hàng cho shop. Đồng thời, thường xuyên đầu tư và đăng tải các bài đăng về sản phẩm để cung cấp thông tin và bán hàng cho khách hàng.
Sử dụng hình ảnh sản phẩm hấp dẫn và đẹp mắt
Để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng trên marketplace Facebook, một yếu tố quan trọng là hình ảnh sản phẩm. Vì vậy, hãy chụp và lựa chọn những bức ảnh sản phẩm đẹp để bài đăng của bạn nổi bật.
Mức bức ảnh sản phẩm đẹp sẽ được quyết định bởi một số yếu tố như ánh sáng, độ sắc nét và góc chụp. Hình ảnh của shop bạn có thể không cần phải thêm các hiệu ứng cầu kỳ, mà chỉ cần chụp sản phẩm rõ ràng và chân thực. Mách bạn một số mẹo để có được một bức ảnh đẹp như sau:
- Khung hình cần được tối giản, nền chụp sản phẩm có thể là một bức tường, một mảnh vải. Hạn chế sử dụng phông nền quá phức tạp, vì có thể gây rối mắt.
- Để sản phẩm trở nên rõ ràng và thu hút, hãy đặt nó ngay ngắn trên mặt phẳng hoặc có thể thêm các phụ kiện kèm theo sản phẩm.
- Nếu sản phẩm có nhiều màu sắc khác nhau, hãy cung cấp đủ hình ảnh của từng màu sắc sản phẩm để người mua có thể dễ dàng xem và lựa chọn.
- Nên tự chụp ảnh cho sản phẩm của mình chứ không nên sử dụng những hình ảnh của cửa hàng khác.
Thiết lập kế hoạch marketing bán hàng rõ ràng
Nhà bán hàng nên thiết lập kế hoạch marketing bán hàng cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến các hoạt động như khuyến mãi khi mới khởi đầu kinh doanh, đối tượng khách hàng, chính sách ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết,… Trong đó, đặc biệt cần tập trung vào việc thu thập đánh giá sản phẩm để tăng tính chân thật của sản phẩm và giúp khách hàng mới tin tưởng.
Cần sử dụng từ khóa trong tiêu đề sản phẩm
Tiêu đề sản phẩm trên Marketplace cần chắc chắn chứa từ khóa chính của sản phẩm. Không nên sử dụng tiêu đề gây chú ý hoặc mơ hồ như khi đăng bán trên trang cá nhân hay Fanpage. Khi bán hàng trên Marketplace Facebook, bạn cần hiểu rõ cách hoạt động của thuật toán Marketplace: tìm kiếm sản phẩm dựa trên từ khóa. Do đó, việc chèn từ khóa rõ ràng vào tiêu đề sản phẩm là bắt buộc.
Xác định mức giá phù hợp
Giá cả sản phẩm là yếu tố đầu tiên mà khách hàng suy nghĩ trước khi quyết định mua. Vì vậy, việc định giá một cách khôn ngoan và hợp lý là quan trọng. Trước khi định giá, bạn có thể tham khảo giá cả của các đối thủ khác trên thị trường. Nếu bạn không muốn công khai giá bán của mình, có thể đặt mức giá là 0 đồng. Những khách hàng xem sản phẩm sẽ nhận ra rằng đó là mức giá ảo và sẽ tự ý kiến để trao đổi thông tin.
Một số rủi ro khi bán hàng trên Marketplace
Khó kiểm soát dữ liệu
Tất cả các thông tin về khách hàng đều lưu trữ hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến Marketplace. Vì vậy, nhà bán hàng không thể sử dụng cho website hay bất cứ kênh bán hàng này khác. Điều này sẽ khiến bạn phải bắt đầu thu thập lại dữ liệu khách hàng nếu muốn tổ chức triển khai chiến dịch marketing.
Bên cạnh đó, khi bạn ngừng kinh doanh trên marketplace, các dữ liệu như lịch sử bán hàng, thông tin người dùng, và thống kê doanh số không thể khôi phục lại được. Như vậy, việc mất đi các dữ liệu bán hàng sẽ khiến cho cửa hàng gặp bất lợi khi thực hiện các chiến lược bán hàng khác.
Giao dịch không an toàn
Người bán và người mua đều có khả năng gặp phải các giao dịch không an toàn, bao gồm lừa đảo, mạo danh, hoặc việc trao đổi sản phẩm không đúng như mô tả. Bởi đây chỉ là nền tảng bán hàng online mà Facebook không chịu bất cứ trách nhiệm nào. Vì vậy, bạn nên cẩn thận và kiểm tra kỹ thông tin người mua, sử dụng các phương thức thanh toán an toàn như thanh toán trực tiếp hoặc sử dụng dịch vụ trung gian.
Lời kết
XSale tin rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin về marketplace cũng như là những cơ hội và rủi ro của loại hình kinh doanh này. Đồng thời, bạn đã nắm được những cách để gia tăng doanh số bán trên nền tảng này.